Ở tuổi 30, nếu nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính này cuộc đời sẽ suôn sẻ hơn

An Du |

Bước vào lứa tuổi 30, nếu bạn có thể nắm được 3 điểm chính yếu trong quản lý tài chính này, dám chắc nửa đời sau của bạn sẽ giàu có dư dả.

30 tuổi là một mốc thời gian mấu chốt quan trọng của đời người. Bạn vừa đi qua tuổi trẻ “bồng bột” và có phần thiếu chín chắn để bước sang một giai đoạn mới. Bước vào lứa tuổi 30, nếu bạn có thể nắm được 3 điểm chính yếu trong quản lý tài chính này, dám chắc nửa đời sau của bạn sẽ giàu có dư dả.

Thứ nhất: Học cách quản lý tiền bạc là điều đầu tiên giúp đảo ngược vận mệnh của bạn

Muốn hướng đến mục tiêu tự do tài chính thì điều đầu tiên là bạn phải biết cách quản lý tiền bạc của mình. Sau đây là 10 thói xấu dễ “cuỗm” đi tiền của bạn, hãy kiểm tra xem bạn có mắc phải hay không nhé!

1. Mỗi ngày 1 cốc trà sữa đã trở thành thói quen.

2. Không nhớ được mỗi ngày mình tiêu hết bao nhiêu tiền.

3. Luôn cảm thấy việc quản lý tài chính là điều không cần thiết.

4. Chưa bao giờ đọc về đầu tư và quản lý tài chính.

5. Luôn có mặt mua sắm mỗi khi cửa hàng có khuyến mại.

Ở tuổi 30, nếu nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính này cuộc đời sẽ suôn sẻ hơn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

6. Toàn bộ tiền đều gửi vào ngân hàng.

7. Dành phần lớn tiền để mua bảo hiểm.

8. Mỗi khi mua sắm đều không có kế hoạch trước.

9. Chi phí dành cho khoản giao lưu bạn bè mỗi tuần khá cao.

10. Đưa tiền lương hàng tháng cho cha mẹ giữ hộ.

Thứ hai: Không cần chờ đến khi đã chuẩn bị tốt

Đôi khi việc chờ đến lúc chuẩn bị tốt mới thực hiện sẽ khiến bạn đánh mất đi không ít cơ hội tốt. Nữ cường nhân người Mỹ Mellody Hobson xuất thân trong một gia đình nghèo, thậm chí cô còn không có đủ tiền để đóng học phí. Nhưng cô đã dám nghĩ dám làm từ khi bản thân chưa có gì nhiều trong tay. Sau đó nhờ biết đầu tư và quản lý tài chính đúng cách đã giúp cô chạm đến được thành công.

Qua kinh nghiệm cá nhân của mình, cô đưa ra 5 bài học mấu chốt cho phụ nữ trong quản lý tài chính:

1. Đừng bao giờ trông chờ vào một bạch mã hoàng tử nào đó sẽ làm chỗ dựa cho bạn.

2. Đừng rơi vào vòng luẩn quẩn của cái nghèo.

3. Trí tuệ là vốn liếng lớn nhất.

4. Phải có một khoản tiền tiết kiệm ban đầu, từ đó mới có thể tính đến chuyện đầu tư và quản lý tài chính.

5. Tận dụng sức mạnh của lãi kép để kiếm được nhiều tiền từ số tiền ít ỏi ban đầu.

Thứ ba: Tìm cách khiến bản thân trở nên có giá trị hơn

Sẵn sàng học hỏi và trau dồi kỹ năng, kiến thức khiến bản thân có giá trị hơn - đó chính là suy nghĩ khác biệt giữa người giàu và người nghèo.

Tại sao người giàu thì luôn giàu lên? Trong cuốn sách nổi tiếng về quản lý tài chính bán chạy nhất của Mỹ “Người giàu nghĩ khác bạn” đã liệt kê ra 17 điều người giàu nghĩ khác người nghèo. Khi tư duy khác nhau thì thói quen tiêu dùng và đầu tư cũng khác nhau.

1. Người giàu nghĩ rằng “ta viết nên cuộc đời mình”, người nghèo đổ tại số phận “cuộc đời đày đọa ta”.

2. Người giàu đầu tư quyết tâm phải có lãi, người nghèo hài lòng “không lỗ là may rồi”.

3. Người giàu nghĩ cách kiếm tiền, người nghèo “ước gì mình trở nên giàu có”.

4. Người giàu nghĩ rộng, người nghèo nghĩ hẹp.

5. Người giàu quan tâm nhiều hơn đến cơ hội, người nghèo dường như chỉ chú ý vào chướng ngại.

Ở tuổi 30, nếu nắm được 3 điểm mấu chốt trong quản lý tài chính này cuộc đời sẽ suôn sẻ hơn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

6. Người giàu đánh giá cao những người thành công, còn người nghèo ghét bỏ và ghen tị.

7. Người giàu kết bạn với những người giàu có và thành công, người nghèo chỉ thích chơi với với những người nghèo khó và thất bại như mình.

8. Người giàu sẵn sàng quảng bá giá trị của bản thân, người nghèo lại không mặn mà, thậm chí cho đó là hành động khoe khoang khoác lác.

9. Người giàu rất để tâm đến lỗi lầm của mình, người nghèo lại coi nhẹ sai sót của bản thân.

10. Người giàu rất giỏi tiếp thu sự góp ý từ người khác, người nghèo thì ngược lại.

11. Người giàu chọn được trả lương theo kết quả, còn người nghèo chọn được trả lương theo thời gian làm việc.

12. Người giàu nghĩ “làm thế nào để đạt được cả hai”, người nghèo lại nghĩ “làm thế nào để đạt được một trong hai”.

13. Người giàu trung vào giá trị bản thân, người nghèo chỉ chăm chăm nhìn vào thu nhập.

14. Người giàu giỏi quản lý tiền của họ, còn người nghèo thì giỏi làm mất tiền hơn.

15. Người giàu để tiền phục vụ mình, người nghèo làm việc chăm chỉ để kiếm tiền.

16. Người giàu vẫn nỗ lực hành động ngay cả khi họ hoang mang lo lắng, còn người nghèo luôn để nỗi sợ hãi lấn át, cản trở hành động của họ.

17. Người giàu không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, người nghèo thì dường như đã tự hài lòng với những gì mình có.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại