Sau khi mất tất cả mọi thứ trong cuộc Đại suy thoái 2009, cô vẫn tự tin xây dựng lại tài chính từ đầu. Tiffany Aliche đã làm hầu như tất cả những gì bản thân có thể nghĩ để có thể dành dụm tiền của mình. Đến năm 26 tuổi, cô đã tiết kiệm được 40.000 USD, nhiều hơn mức lương giáo viên hàng năm.
Đối với Aliche, mục tiêu của cô không bao giờ là trở nên giàu có. Cô chỉ muốn có được sự tự chủ tài chính theo trình tự nhất định. Khi mọi người thấy Aliche kiểm soát tiền của bản thân hiệu quả, họ đã nhờ cô giúp đỡ để đạt được điều tương tự. Do đó, công ty tư vấn tài chính của cô- The Budgetnista ra đời.
Tại đây, Aliche đã hướng dẫn phụ nữ trên toàn thế giới cách tiết kiệm tiền, mua nhà và các chủ đề khác trong "Thử thách sống giàu có hơn" thông qua một loạt các khóa học trực tuyến. Từ đó, cô đã trở thành chuyên gia quản lý tài chính, một podcaster nổi tiếng và cá tính trên mạng xã hội.
Trong cuốn sách mới của mình - "Kiếm tiền giỏi: Mười bước đơn giản để trở nên toàn diện về tài chính", Aliche tiết lộ chìa khóa để hiểu và làm chủ tài chính cá nhân, bất kể bạn đang ở đâu trong cuộc sống.
Để tìm hiểu thêm về hành trình thành công của Tiffany Aliche, chúng ta cùng xem cô đạt được thành công trong tài chính như thế nào?
Tiffany Aliche đã hướng dẫn phụ nữ trên toàn thế giới cách tiết kiệm tiền, mua nhà và các chủ đề khác trong "Thử thách sống giàu có hơn" thông qua một loạt các khóa học trực tuyến. Từ đó, cô đã trở thành chuyên gia quản lý tài chính, một podcaster nổi tiếng và cá tính trên mạng xã hội.
1. Xác định các yếu tố cơ bản
Trong thời kỳ Đại suy thoái, Aliche đã không cắt giảm thói quen chi tiêu của mình để có thể trang trải cho sức khỏe và an toàn. Giờ đây, cô nhận ra đó là một sai lầm. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của mình.
Bạn nên tự hỏi bản thân: "Tôi có cần phải trả khoản này để duy trì sức khỏe của mình không? Tôi có cần phải trả khoản này để duy trì sự an toàn của mình không?".
Aliche đưa ra quan điểm rằng: "Sức khỏe và an toàn là điều quan trọng nhất cho nên chúng cần được chi tiêu đầu tiên còn mọi thứ khác đều có thể chờ đợi".
Xác định các hóa đơn "sức khỏe và an toàn" của bạn có thể giúp bạn ưu tiên chi tiêu.
"Điều đó có nghĩa là nếu bạn không có thu nhập hoặc thu nhập của bạn bị giảm đáng kể, bạn không bắt buộc phải lo lắng về bất cứ điều gì khác ngoài sức khỏe và sự an toàn của mình".
Nếu biết những khoản chi phí phải trang trải, bạn sẽ có thể cắt giảm nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Và bạn sẽ hiểu rõ hơn về số tiền bạn cần tiết kiệm trong quỹ ngày mưa của mình. Trong đó, quỹ ngày mưa là số tiền dự trữ được sử dụng trong trường hợp thu nhập thường xuyên bị gián đoạn hoặc giảm sút để tiếp tục hoạt động thông thường.
2. Đánh giá khả năng đối phó với khủng hoảng
Quy tắc truyền thống về việc có quỹ khẩn cấp từ 3 đến 6 tháng cần được cập nhật. Hãy tự hỏi bản thân: "Ba tháng có thực sự đủ không? Bạn có cần sáu tháng hay một năm không?"
Chuyên gia tài chính Suze Orman cũng đồng ý với quan điểm này. "Ngay cả tám tháng quỹ khẩn cấp cũng không đủ". "Sự thật của vấn đề là, có khả năng bạn nên có một năm quỹ khẩn cấp từ bây giờ."
Có một quỹ khẩn cấp có thể xử lý cuộc khủng hoảng tương tự để giảm bớt một số gánh nặng tài chính. Rất ít người Mỹ chuẩn bị tài chính để đối phó với những điều bất ngờ. Theo dữ liệu từ Bankrate, chỉ có 41% người trưởng thành ở Mỹ có đủ tiền để trang trải khoản chi phí bất ngờ 1.000 USD, trong khi 28% khác không có khoản tiết kiệm khẩn cấp nào.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng xây dựng quỹ khẩn cấp theo thời gian nếu bạn nhất quán. Chuyên gia Orman khuyến nghị bỏ đi một phần có thể giúp bạn bắt đầu hoặc tăng quỹ của mình. Và sau đó bạn sẽ có thể cảm thấy an tâm hơn. Bà nói: "Nền tảng quan trọng nhất để bạn có thể phát triển về mặt tài chính là bạn có một nền tảng tài chính vững vàng. Vì vậy, khi có sự cố, nó sẽ không sụp đổ."
3. Điều chỉnh lại ngân sách
Aliche nói rằng: "Tôi đã thấy rất nhiều người tạo ra các kế hoạch tài chính mơ hồ dựa trên các cam kết lỏng lẻo. Nhưng bây giờ là lúc để nhìn lại thói quen chi tiêu và tiết kiệm của bạn để biết những điều gì cần thay đổi và thực hiện ngay".
Hãy xem xét lại những chi phí cố định hàng tháng (ví dụ: hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà) và chi phí biến động thường xuyên (giá thực phẩm, dịch vụ giải trí, du lịch). Tuyệt đối không sử dụng các con số mang tính ước lượng. Càng cụ thể càng tốt, điều đó giúp bạn dễ kiểm soát khả năng chi tiêu và kiếm tiền của bản thân.
Như vậy bạn biết được khoản nào cần thiết và không cần thiết, sau đó có thể loại bỏ hoặc cắt giảm. Do đó, bạn dần có thể điều chỉnh lại ngân sách hàng tháng và tiết kiệm được khá nhiều tiền.
4. Kiểm tra lại tín dụng
Theo Tiffany Aliche, thẻ tín dụng là con dao 2 lưỡi trong nền kinh tế hiện đại. Nếu có sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, bạn nên chú ý yêu cầu báo cáo tín dụng và xem xét thật cẩn thận. Nếu phát hiện sai sót bất thường, cần kiểm tra và giải quyết ngay lập tức. Một số lỗi phổ biến của thẻ tín dụng dễ làm thất thoát hoặc gây khó khăn cho bạn trong vấn đề tài chính bao gồm:
- Họ tên không chính xác.
- Đăng ký sai địa chỉ ở nơi bạn chưa từng sống.
- Đăng ký sai công ty.
- Xuất hiện đăng ký thanh toán cho tài khoản bạn chưa từng sử dụng.
- Số dư không chính xác.
- Kiểm tra điểm tín dụng, nếu bạn cần vay vốn thì bên cho vay rất quan tâm đến vấn đề này.
5. Tỉnh táo trước hàng giảm giá và các chiêu bài khuyến mãi
Mọi người thường bị cám dỗ bởi hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá, với tâm lý nếu không mua sẽ thiệt, dẫn đến việc mua những thứ không cần thiết.
Sự thật không phải lúc nào cũng như vậy, hàng giảm giá xuất hiện nhiều mùa trong năm, đặc biệt là trước các kỳ nghỉ lễ. Nhưng theo chuyên gia tài chính Tiffany Aliche, bạn hãy chi tiền theo nhu cầu thay vì ý thích. Trước khi móc ví mua đồ giảm giá, hãy hỏi bản thân:
- Tôi có thực sự cần món đồ này không?
- Giá trị và thời gian sử dụng tối đa là bao lâu? Liệu mua về có vứt xó?
6. Hành động ngay hôm nay
Đừng chờ đợi cơ hội đến mới thực hiện những thay đổi trong thói quen chi tiêu. Những thay đổi nhỏ sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ chịu hơn khi nghĩ đến tiền.
Lưu ý cuối cùng: Ngay cả khi hoàn thành tất cả các mục tiêu tài chính thì cũng đừng nên dừng lại. Theo một báo cáo về sức khỏe tài chính năm 2018 từ Prudential, hơn một 1/4 người Mỹ đã hiểu sai về năng lực tài chính của họ. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn mơ hồ về tình hình tài chính của bản thân, hãy xin tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân.