NSAC - Cơ quan phân tích tình báo Mỹ

Phan Bình |

Họ không đến từ NSA hay CIA. Chính xác thì họ đến từ Trung tâm phân tích an ninh quốc gia (NSAC), một thực thể ít người biết đến của Bộ tư pháp Mỹ đã phát triển từ khi được thành lập vào năm 2008 thành một tổ chức có 400 nhân viên, ngân sách một năm là 150 triệu USD, sử dụng tới 300 nhà phân tích mà phần lớn trong số họ là các nhà thầu công ty.

Quyền lực của NSAC

NSAC có nguồn gốc trong Lực lượng đặc nhiệm theo dõi khủng bố hải ngoại (FTTTF), đó là một tế bào nhỏ được thiết lập từ tháng 10 năm 2001 nhằm tìm kiếm các phần tử liên quan đến sự kiện 11-9 mà rất có thể đã trà trộn vào nội địa Hoa Kỳ.

NSAC được sáng lập để tập trung vào mối đe dọa mới mà cụ thể là người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ theo đạo Hồi, những người bị cho là có tiềm tàng gây ra một mối họa ẩn (FTTTF trở thành một đơn vị ngay trong cái ô quan liêu của NSAC).

Khi người Mỹ bắt đầu ra nước ngoài để gia nhập vào al-Shabaab và sau đó là IS, thì mạng lưới của NSAC đã thu hút một loạt người trẻ - những người này cũng có hồ sơ liên đới với chủ nghĩa cấp tiến hoặc xé luật.

Theo một báo cáo của Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ mới được giải mật một phần thì: “Nhiệm vụ của NSAC bao gồm toàn bộ các mối đe dọa an ninh quốc gia đối với nước Mỹ cùng những lợi ích của nước này. Gồm chủ nghĩa khủng bố tới chống ma túy, phổ biến vũ khí hạt nhân và cả gián điệp”.

NSAC - Cơ quan phân tích tình báo Mỹ - Ảnh 1.

Trong dự án Amon của NSAC, tên của hàng ngàn công dân làm việc trong và ngoài các ngành công nghiệp ở Mỹ đã được nhập vào máy tính để kiểm soát hàng tháng . Ảnh nguồn: Shir Hever.

Theo các tài liệu do trang Phase Zero thu thập được cùng nhiều cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các nhà thầu và quan chức trong chính phủ Mỹ - những người từng có thời gian làm việc với NSAC và FTTTF – thì trong vòng 1,5 năm qua, NSAC đã chủ động xây dựng một quan hệ đối tác với quân đội, thực hiện các điều tra hậu trường đối với những người Mỹ sinh ra ở nước ngoài, hoặc lính Mỹ và dân sự có các kết nối với hải ngoại, cũng như các nhà thầu làm việc với chính phủ.

Các cuộc điều tra của NSAC vượt xa khỏi việc “kiểm tra” an ninh truyền thống, các nguồn tin của NSAC đến từ những nhân viên chính phủ, các nhà thầu và đối tác chi nhánh vốn được chọn lọc kỹ lưỡng; thông tin được kiểm tra nhiều lớp thông qua cộng sự.

NSAC có hàng chục “sĩ quan liên lạc viên” được bổ sung từ các cơ quan khác của chính phủ, họ sẽ có quyền truy cập dễ dàng vào các nguồn thông tin riêng tư về công dân Mỹ.

Ngày hôm nay, thông qua một loạt các mối quan hệ thương mại và giới chức cấp cao được phân loại, NSAC có quyền truy cập vào hơn 130 cơ sở dữ liệu và bộ dữ liệu thông tin bao gồm khoảng 2 tỷ hồ sơ – hơn một nửa trong số đó là duy nhất và không tồn tại trong bất kỳ kho thông tin chính phủ nào khác.

Thực vậy, theo các cuộc phỏng vấn với các quan chức chính phủ Mỹ thì NSAC là tổ chức duy nhất trong chính phủ Mỹ có thẩm quyền nghiên cứu sâu hơn vào các hoạt động cùng những hiệp hội hải ngoại và cả người Mỹ.

Từ khu văn phòng không được đánh dấu ở thành phố Pha Lê (Crystal City) thuộc Arlington (tiểu bang Virginia), NSAC không chỉ có quyền tiếp cận toàn bộ cơ sở dữ liệu tình báo của chính phủ Mỹ mà còn thực hiện quyền truy vấn và lưu trữ thông tin liên quan đến thi hành luật và dữ liệu thương mại.

Cơ quan này cũng thực hiện những cuộc tìm kiếm trực tiếp và lưu giữ những bộ dữ liệu mở và phân loại dữ liệu nhận dạng và giao dịch để thẩm tra sau này.

Kế đó trong một số cách, dữ liệu mà NSAC tiếp cận sẽ thường xuyên theo dõi những giao thức khai thác dữ liệu (tương đương với cách mà FBI thu thập thông tin số lượng lớn của NSA) với hy vọng lần ra những kích hoạt hoặc đường dẫn của khủng bố.

Tiếp cận dữ liệu và những phương pháp phân tích của NSAC dựa trên việc hồi cứu kho dữ liệu phân tích về 19 tên không tặc mà các cơ quan tình báo và thi hành pháp luật đã chỉ ra (nhưng chưa hành động bao giờ).

Lực lượng theo dõi khủng bố ngoại quốc (FTTTF) đã phục dựng lại một cách tỉ mỉ về hành động của 19 tên không tặc cùng những kẻ “xé rào pháp luật” khác được biết đến – cách mà chúng sống qua ngày, và chúng đã làm gì để tránh sự phát giác của tình báo – để lần ra những mô hình và kích hoạt những hành vi sai trái tiềm ẩn.

FTTTF đã tạo ra hàng ngàn trang trình tự thời gian quanh 19 tên không tặc từ thời khắc chúng lọt vào lãnh thổ Mỹ cũng như cố gắng tái tạo lại các hoạt động thường nhật của chúng trước khi xảy ra sự kiện chấn động.

Phương pháp phân tích tình báo độc đáo

Kể từ đó những mô hình này sẽ trở thành mẫu để áp dụng cho một lượng lớn dữ liệu tạp nham và chưa được cấu trúc nhằm “đánh hơi” ra những thuộc tính tương tự. Những thuộc tính này một khi được áp dụng cho các cá nhân sẽ trở thành căn cứ cho hoạt động thu thập và lưu trữ dữ liệu. Nếu ai đó vừa vặn với hồ sơ thì họ sẽ bị xem lại lần thứ 2.

Ngoài những hồ sơ công khai và những gì xuất hiện trên mạng, ngoài các bài báo và những gì có trong các cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật thì chỉ cần một cái tên cũng đủ để biện hộ.

Các phương pháp của NSAC biến khái niệm dự đoán pháp lý (một mệnh đề pháp lý hoặc một hành vi trước đó để biện minh cho hành động thi hành pháp luật) thành kim chỉ nam để hành động.

Bằng cách phân tích dữ liệu lớn nhằm phát hiện ra những liên kết không rõ ràng và thậm chí bí mật, NSAC không chỉ nhắm đến những đối tượng tình nghi mà còn đối với những gì mà thế giới chống khủng bố gọi là “da sạch” (những người không có liên quan đến khủng bố hoặc tội phạm, cây kim trong đống cỏ khô khổng lồ không nhất thiết phải là cây kim).

NSAC - Cơ quan phân tích tình báo Mỹ - Ảnh 3.

Sơ đồ cơ cấu hoạt động của NSAC. Ảnh nguồn: Phase Zero – Gawker.

Hoặc những người không phải là cây kim nhưng có thể sẽ trở thành nó trong tương lai, do đó mà phải quan sát ngay từ hôm nay. Người dân Mỹ liên tục bác bỏ về sự tồn tại của một cơ quan tình báo nội địa hoạt động ngay trong biên cương của nước họ.

Tuy nhiên NSAC tồn tại chễm chệ trong thế giới thực. Và trong suốt chiều dài phát triển của tổ chức này, NSAC hiếm khi thảo luận về ngân sách liên bang hoặc trong các phiên điều trần dưới sự giám sát của quốc hội dưới sự theo dõi của công luận.

Vừa là một phần của cộng đồng tình báo, vừa là một cơ quan thi hành pháp luật, NSAC tự thu thập và thẩm tra thông tin về ai đó – những người không bị buộc tội hoặc hoài nghi về hành vi tội phạm nào đó.

Chỉ thị Tổng thống an ninh nội địa số 2 (HSPD-2) được ký bởi Tổng thống George W. Bush vào tháng 10 năm 2001, chỉ đạo thành lập FTTTF và trực tiếp sử dụng “phần mềm khai thác dữ liệu tiên tiến” để tìm và ngăn chặn “những ai đó liên quan đến hoạt động hỗ trợ khủng bố” trong lãnh thổ Mỹ.

Dù rằng khai thác dữ liệu là trung tâm sứ mạng của NSAC, nhưng các cơ quan khác mà cụ thể là Cơ quan nghiên cứu các dự án tiến bộ quốc phòng (DARPA) và Hoạt động hiện trường phản gián của Lầu Năm Góc (CIFA) đã tài trợ cho sự phát triển của nhiều kỹ thuật.

Tuy vậy, những nỗ lực dạng này đã vấp phải sự chống đối của công luận vì các quyền tự do dân sự và pháp lý: Chương trình nhận thức thông tin toàn diện bị bỏ rơi vào năm 2003, còn CIFA bị đóng cửa vào năm 2008. Với việc CIA bị hạn chế thu thập thông tin và tiến hành những hoạt động thuần nội địa thì rõ ràng đang tồn tại một lỗ hổng.

Và mặc dù NSA, vốn được mô tả là kế thừa nhận thức thông tin toàn diện (tiến hành khai thác dữ liệu mở rộng và phân tích tiến bộ nhằm thu thập dữ liệu hàng loạt) thì nó vẫn gặp giới hạn ở việc chặn liên lạc điện tử.

FTTTF (do FBI quản lý hành chính ngay trong năm 2002) và được FBI phát triển thành cơ quan thi hành luật tình báo. Nói cách khác, việc ngăn chặn tội phạm (trong trường hợp các vụ tấn công khủng bố) trước khi nó xảy ra bằng cách sử dụng tình báo chủ động và dự đoán.

Trung tâm chống khủng bố quốc gia (NCC) chịu trách nhiệm với các mối đe dọa nước ngoài, trong khi đó FBI lại phụ trách an nguy quốc nội. Năm 2004, Nhà Trắng cũng ban cho FTTTF quyền “tiếp cận đồng bộ” an ninh nội địa và các kho dữ liệu tình báo.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật và phân tích mới mẻ, vào năm 2006, FBI đã thành lập ra NSAC. Theo ngân sách đầu tiên của NSAC thì cơ quan này sẽ cung cấp “phân tích liên kết” dựa trên đối tượng thông qua bộ dữ liệu thu thập của FBI kết hợp với hồ sơ công khai của những đối tượng dự đoán.

“Phân tích liên kết” sử dụng những bộ dữ liệu để tìm ra liên kết giữa các đối tượng, kẻ tình nghi và các địa chỉ hoặc các mẫu thông tin liên quan, và những người khác, các địa điểm, hay những thứ đại loại… NSAC cũng sẽ theo đuổi “phân tích mẫu” như là một phần của dịch vụ với Nhánh an ninh quốc gia (NSB).

Những nỗ lực của FBI nhằm xác định những mô hình dự đoán và các kiểu hành vi sẽ giúp cải thiện nỗ lực nhận dạng “các tế bào ngủ”.

Thông tin được tạo ra thông qua khai thác dữ liệu sẽ được xử lý bởi các nhà phân tích (họ là những chuyên gia trong sử dụng dạng thông tin loại này). NSAC chính thức mở rộng FTTTF vượt xa đối tượng khủng bố quốc tế.

Kho dữ liệu nội bộ được mở rộng trong năm 2008 nhằm xác định những mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân và phản gián tiềm ẩn thông qua các hồ sơ phân tích tiên tiến về tài chính, thông tin liên lạc và lữ hành.

NSAC - Cơ quan phân tích tình báo Mỹ - Ảnh 4.

Trung tâm tác chiến an ninh mạng quốc gia của FBI. Ảnh nguồn: Cyber Security Hub .

Liên kết chống khủng bố toàn cầu

Cả Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU) và Qũy phòng tuyến điện tử (EFF) đều tiến hành những cuộc điều tra và thu thập tài liệu về FTTTF cũng như những nỗ lực thu thập dữ liệu của FBI.

Một dự án chung giữa NSAC và Văn phòng tình báo/ phản gián của Bộ Năng lượng Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm các điệp viên hải ngoại hoặc doanh nhân – những người đang xâm nhập vào các phòng thí nghiệm và thực thể của Mỹ.

NSAC cũng hỗ trợ cho Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), một nỗ lực liên cơ quan nhằm “thăm hỏi” các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư vào các doanh nghiệp Mỹ.

Vào năm 2009, dưới Dự án Amon, NSAC đã bắt đầu một chương trình nhằm tìm kiếm những nhà khoa học có liên kết nước ngoài đang làm việc trong các ngành công nghiệp ở Mỹ và có liên đới với những đối tượng phản gián tiềm năng.

NSAC đã phân tích dữ liệu nhằm nhận dạng những mục tiêu tiềm năng và những mối đe dọa khác thông qua điện thoại và giọng nói trên Giao thức mạng (VOIP), liên tục theo dõi Những sĩ quan tình báo đã biết (KIOs) và Những sĩ quan tình báo bị hoài nghi (SIOs) của các chính phủ nước ngoài đang cư trú tại Mỹ cũng như những mục tiêu không xác định.

Dự án Scarecrow cũng hé lộ một sự thật rằng NSAC đang khai thác dữ liệu về các công dân có chủ quyền cùng những mối đe dọa nội địa khác. Sau khi nhận thông tin tình báo rằng trong tương lai các trực thăng sẽ được dùng cho những vụ tấn công khủng bố, NSAC đã nhắm đến 165 phi công Mỹ có giấy phép lái máy bay trực thăng đến “từ những quốc gia rất đáng lưu tâm”.

Sau khi làm việc với cảnh sát Philadelphia, NSAC đã tra xét giấy phép lái xe và cô lập một nhóm người Pakistan có tiềm năng dính dáng đến một tổ chức khủng bố.

Theo dự án Tìm kiếm những kẻ khủng bố ở Mỹ (FINDUS), việc khai thác dữ liệu đã được dùng để lần ra các cá nhân vô danh và chưa được xác định.

Nhờ sự hiện diện của Tế bào sàng lọc Syria ở NSAC mà giờ đây các nhà điều tra của Lầu Năm Góc cũng có quyền truy cập vào những bộ dữ liệu bị hạn chế cao về những hồ sơ kẻ khủng bố và các liên kết tiềm năng của chúng đến nước Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại