Nóng biên giới Trung Quốc- Ấn Độ: Ai đang đùa với lửa?

Sputnik |

Nóng biên giới Trung Quốc- Ấn Độ: Ai đang đùa với lửa?

Căng thẳng ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ gia tăng trong thời gian gần đây.

Căng thẳng ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ gia tăng trong thời gian gần đây.

Quân đội Ấn Độ nâng cao mức độ chuẩn bị chiến tranh

"Ấn Độ đang tiến hành huấn luyện ở mức độ rất cao trên bộ, trên biển và trên không", hãng tin ANI trích dẫn lời vị tướng. Ông kêu gọi tăng cường thành phần công nghệ trong các hoạt động quân sự tương lai của quân đội. Ông cũng lưu ý Ấn Độ có đủ sức mạnh để chống lại bất kỳ mối đe dọa hoặc thách thức nào mà nước này có thể phải đối mặt ở biên giới phía bắc.

Liu Honglian, chuyên gia tại Trung tâm Nam và Đông Nam Á thuộc Đại học Sư phạm Gannan bình luận về tuyên bố của tướng chỉ huy quân đội Ấn Độ trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik:

"Tuyên bố của phía Ấn Độ rõ ràng phản ánh mong muốn tạo thêm điều kiện mua sắm thiết bị quân sự nước ngoài, cũng như mong muốn cổ vũ tinh thần cho binh sĩ nơi tiền tuyến, thể hiện tiềm lực quân sự và ý chí của Ấn Độ.

Đánh giá về bài phát biểu gần đây của ngoại trưởng Ấn Độ Subramaniam Jaishankar, chính phủ nước này đã sẵn sàng cho một đợt triển khai quân sự rộng rãi và lâu dài hơn ở biên giới.

Ấn Độ cố gắng bằng mọi cách có thể để tăng cường và thổi phồng cuộc đối đầu biên giới với Trung Quốc, bằng cách đó nỗ lực đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Điều này có tác động vô cùng bất lợi đối với việc giảm leo thang căng thẳng ở khu vực biên giới và ảnh hưởng đến tình hình chung trong quan hệ hai nước".

Lời phát biểu hùng hồn của nhà lãnh đạo quân đội Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh diễn ra cuộc tập trận chung giữa không quân Trung Quốc và Pakistan. Sự trùng hợp có thể không phải ngẫu nhiên, vì theo chuyên gia Liu Hongliang, phía Ấn Độ không giấu giếm việc họ đang theo dõi các động thái này:

"Trung Quốc và Pakistan tổ chức tập trận không quân hàng năm, các cuộc diễn tập song phương này không liên quan nhiều đến đối đầu ở biên giới Trung-Ấn. Đồng thời, hai bên tham gia tập trận không quân chiến lược và vận tải quân sự hiện đại, có khả năng khiến cho Ấn Độ kinh động. Vào một trong những ngày của đợt huấn luyện, máy bay trinh sát Ấn Độ đã lặng lẽ tiếp cận khu vực để thu thập thêm thông tin".

Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, tướng Bipit Rawat, đặt trọng tâm chú ý đến khả năng phòng thủ của quân đội một ngày sau khi nước này được phép tăng kho dự trữ vũ khí đạn dược đủ dùng trong cuộc chiến tranh dữ dội kéo dài 15 ngày. Trước đây quy định ở ngưỡng 10 ngày. Tờ báo Hindustan Times lưu ý rằng việc gia tăng thời hạn này là do lực lượng quốc phòng chuẩn bị cho cuộc chiến trên hai mặt trận với Trung Quốc và Pakistan.

Lực lượng lục quân, hải quân và không quân cũng được cấp quyền tài chính khẩn cấp để mua bất kỳ thiết bị nào mà họ tin rằng sẽ hữu ích để tiến hành chiến tranh. Ấn bản này nêu ra con số tổng cộng 3 tỷ rupee Ấn Độ, được phân bổ thêm cho mục đích này. Bài báo lưu ý quân đội Ấn Độ đã mua thêm vũ khí, tên lửa, hệ thống và thiết bị để chống lại hai đối thủ một cách hiệu quả.

Trung Quốc khuyên Ấn Độ sử dụng tài nguyên hạn chế một cách khôn ngoan

Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế bất ổn nghiêm trọng và áp lực tài chính cao. Nếu nước này kiên quyết đối đầu với Trung Quốc, áp lực đó sẽ gia tăng, đặc biệt là khi nền kinh tế nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch. Thời báo Hoàn cầu lưu ý đến điều này.

Ấn bản ghi nhận mức thâm hụt tài chính cao của Ấn Độ, vốn không thể đủ để phục vụ các mục đích của chính phủ, trong khi nền kinh tế vẫn đang suy thoái và không có dấu hiệu phục hồi. Thời báo Hoàn cầu khuyên nên sử dụng các nguồn lực hạn chế của Ấn Độ để phục hồi kinh tế và xây dựng chính sách đối ngoại vì lợi ích tạo ra một môi trường ổn định phát triển hòa bình.

Trong khi đó, Tatyana Shaumyan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý đường lối chiến tranh của chính phủ và lãnh đạo Ấn Độ phần lớn được quyết định do cương lĩnh chính trị dân tộc chủ nghĩa của đảng cầm quyền:

T. Shahumyan nói rằng: Chính đường lối của đảng Bharatiya Janata cầm quyền được kết nối với mong muốn chứng tỏ sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia Ấn Độ. Có thể nhắc lại, ví dụ như việc Ấn Độ vượt qua ngưỡng hạt nhân và thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1998 nằm trong chương trình chính trị trước bầu cử của đảng. Có điểm này trong chương trình và thực hiện nó.

Bằng cách cứng rắn trong các luận điệu chống Trung Quốc và tập trung nguồn lực bổ sung vào tay quân đội, họ thể hiện sức mạnh, trách nhiệm và sự sẵn sàng của đảng trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ấn Độ.

Chuyên gia Tatyana Shaumyan đưa ra dự báo ngắn hạn về tình hình đối đầu biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng nghĩa với việc luôn tồn tại nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố ngẫu nhiên.

"Sẽ có căng thẳng liên tục, nhưng không có nguy cơ bùng phát thù địch. Những va chạm nhỏ đã và sẽ luôn xảy ra. Điều này tự nó mang lại rủi ro phá vỡ hiệp định đình chiến. Điều chính là tình hình được kiểm soát theo cách để ngăn chặn leo thang thành các cuộc xung đột lớn hơn. Khi hai đội quân đối đầu với nhau, luôn có mối đe dọa một số sự cố nhỏ có thể xảy ra. Điều chính là ngăn chặn sự leo thang".

Chuyên gia Liu Honglian lưu ý: Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phó quyết liệt để bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở biên giới.

"Trung Quốc luôn đề xuất giải quyết vấn đề biên giới thông qua đàm phán và tham vấn, trong khi cách tiếp cận của Ấn Độ là tăng cường triển khai quân sự và vi phạm hiện trạng, không có lợi cho việc giải quyết tình hình.

Trước những hành động của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ có những biện pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích của mình. Công bằng mà nói, không thể đánh giá thấp tiềm năng và quyết tâm của Ấn Độ".

Tháng 6 năm nay, cuộc đụng độ biên giới bi thảm nhất kể từ sau cuộc chiến năm 1962 đã diễn ra ở Ladakh. Hai bên sau đó đã tổ chức 8 vòng đàm phán quân sự về việc rút quân khỏi các điểm đối đầu. Vòng cuối cùng diễn ra vào đầu tháng 11.

Các thỏa thuận đầu tiên đã được thống nhất. Điều này bao gồm việc không cử thêm lực lượng dự phòng đến đường đối đầu, hạn chế những thay đổi đơn phương về tình hình trên thực địa và tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Lập trường này được phát triển trên cơ sở nhất trí 5 điểm về giảm leo thang ở biên giới, đã được ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ đưa ra tại cuộc họp song phương ở Moskva vào ngày 10/ 9 bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng tổ chức SCO.

Cuộc đối đầu đang diễn ra hay thậm chí là chạy đua vũ trang ở biên giới Trung - Ấn rõ ràng là bất lợi cho cả hai bên, chủ yếu là Ấn Độ.

Nền kinh tế của họ chỉ bằng 20% của Trung Quốc. New Delhi nên hiểu rằng việc gia tăng các luận điệu hiếu chiến, chưa kể đến việc chuẩn bị quân sự bổ sung ở biên giới, chắc chắn dẫn đến việc bỏ lỡ một cơ hội quý giá cho sự phát triển và tăng trưởng của cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại