Những ‘uẩn khúc’ xung quanh cái chết của 'trùm hạt nhân' Iran Fakhrizadeh

Đức Trí |

Cái chết của “trùm hạt nhân” Iran Fakhrizadeh diễn ra trong thời điểm “nhạy cảm”, không thể không làm dư luận hướng sự chú ý tới Israel và Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump đối với Iran đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu năng lượng - trụ cột kinh tế của Tehran, khiến Iran buộc phải thu hẹp các hoạt động mở rộng ra nước ngoài, điều này khiến các nước như Israel và Saudi Arabia đã trở thành những nước hưởng lợi lớn nhất.

Nhưng khi ông Trump sắp phải từ chức, Israel, Saudi Arabia và các quốc gia khác lo ngại rằng, một khi Biden nắm quyền, nước Mỹ có thể quay trở lại "Hiệp ước hạt nhân Iran" và những nỗ lực trước đó đều vô ích. Cần phải giải quyết triệt để vấn đề trước khi Biden nhậm chức, hoặc ít nhất là đối với chương trình hạt nhân của Iran và chương trình tên lửa.

Những ‘uẩn khúc’ xung quanh cái chết của trùm hạt nhân Iran Fakhrizadeh - Ảnh 1.

Israel và Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho kịch bản tấn công Iran? Nguồn: Sohu.

Truyền thông Israel ngày 25/11 dẫn lời quan chức cấp cao của Israel cho biết, Quân đội Israel đã nhận được chỉ thị chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm vào Iran trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Ngoài ra, nếu Mỹ tấn công Iran, Israel sẽ được phía Mỹ thông báo, để có thể kịp thời đề phòng Iran yêu cầu lực lượng vũ trang ở Syria, lực lượng vũ trang Palestine hoặc Hezbollah bất ngờ phát động các cuộc tấn công nhằm vào Israel.

Một điều tình cờ là ngay sau tiết lộ của truyền thông Israel, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran là ông Fakhrizadeh hôm 27/11 đã bị ám sát tại thành phố Absard, phía đông Tehran.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết Fakhrizadeh "đóng vai trò quan trọng trong các đổi mới quốc phòng, ông nhiều lần bị đe dọa ám sát và đã bị theo dõi". Vụ ám sát này "hoàn toàn liên quan" tới vụ hạ sát thiếu tướng Qasem Soleimani hồi tháng 01/2020.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani trước đó cũng phát biểu trên truyền hình cáo buộc Israel làm "lính đánh thuê" cho Mỹ ám sát Fakhrizadeh nhằm gây "hỗn loạn". Không phải ngẫu nhiên mà Iran đưa ra cáo buộc này, trong hai tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã có hai cuộc hội đàm với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher C. Miller.

Nội dung các cuộc hội đàm này đều thảo luận về vấn đề Iran và Syria, đồng thời cũng đề cập đến việc ký kết bản ghi nhớ an ninh giữa Mỹ và Israel.

Những ‘uẩn khúc’ xung quanh cái chết của trùm hạt nhân Iran Fakhrizadeh - Ảnh 3.

Cái chết của Fakhrizadeh liệu có phải là sự mở đầu của một kế hoạch táo bạo nhằm vào Iran? Nguồn: Sohu.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã gặp Thái tử Saudi Arabia vào ngày 22/11 và trọng tâm của cuộc đối thoại giữa hai bên cũng là vấn đề Iran. Đặc biệt, chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tới nhiều nước ở Trung Đông cũng đặt vấn đề Iran làm trọng tâm thảo luận.

Một khi quyết định sử dụng vũ lực chống lại Iran, các cơ sở hạt nhân và căn cứ tên lửa của Iran sẽ trở thành mục tiêu chính. Ám sát ông Fakhrizadeh là điều cần thiết để vô hiệu hóa “chìa khóa” hạt nhân của Iran.

Theo tin tức của Israel, Quân đội Mỹ sẽ không trực tiếp “ra tay” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, F-35I của Không quân Israel sẽ phụ trách hành động này. Phía Mỹ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ tiếp nhiên liệu (các máy bay F-35 cất cánh từ Israel phải tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh nửa chừng để tiếp nhiên liệu nếu muốn tấn công Iran).

Với khả năng phòng không của Iran, chưa nói đến máy bay chiến đấu tàng hình F-35, ngay cả máy bay chiến đấu không tàng hình, khi được hỗ trợ bởi lực lượng tác chiến điện tử cũng có thể xâm phạm không phận của Iran.

Tuy nhiên, mặc dù có thể dễ dàng xâm nhập không phận Iran, nhưng máy bay của Israel cũng khó có thể động vào “gân cốt” của Iran, cho dù ngay cả khi F-35I thả một quả bom xuyên phá boongke hơn 900 kg thì cũng khó có thể tấn công tới boongke ngầm mà Iran đã dày công xây dựng trong nhiều năm.

Đây là lý do Mỹ chuẩn bị cung cấp cho Israel loại bom xuyên phá boongke khổng lồ GBU-57. Nhưng loại bom nặng hơn 13 tấn này chỉ có máy bay ném bom B-2A và B-52 mới có thể mang được, còn loại bom hạt nhân chiến thuật mới nhất B61-12 có khả năng xuyên phá boongke gần như được thiết kế để chuyên phá boongke ngầm của Iran, thì lại chưa được chính thức đưa vào sử dụng.

Đối với hành động “báo thù” của Iran, Israel dường như không lo lắng về tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Tehran. Israel có mạng lưới phòng không được lọt vào top “khủng” nhất thế giới. Hơn nữa, khi Iran phóng tên lửa, thì trận địa phóng cũng ngay lập tức bị lộ, và chỉ sau đợt phóng thứ nhất thì những vị trí này sẽ nhận “mưa bom bão đạn” của Israel.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại