Sao Mộc là thiên thể sáng thứ 4 trong Hệ Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất (lần lượt đứng sau Mặt Trời, Mặt Trăng và sao Kim).
Người Babylon cổ đại là những người đầu tiên phát hiện ra sao Mộc vào khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên, tức là cách đây gần 3.000 năm.
Sao Mộc tự quay quanh trục của nó hết 9 tiếng 55 phút và đây là thời gian tự quay nhanh nhất trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Nhìn từ Trái Đất, sao Mộc di chuyển rất chậm trên bầu trời. Điều này là bởi hành tinh này cần tới 11 năm Trái Đất để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.
Vết đỏ lớn trên sao Mộc thực là một cơn bão trong bầu khí quyển của hành tinh khí này. Cơn bão này đã hoạt động trong hơn 300 năm và đủ lớn để nhét 3 Trái Đất vào bên trong nó.
Tầng khí quyển cao của sao Mộc chủ yếu gồm các đám mây được tạo thành từ sulfur và ammonia. Điều đó tức là nếu bạn có thể ngửi nó, bạn sẽ thấy mùi hôi thối rất khó chịu.
Bên dưới những đám mây này, bầu không khí của sao Mộc chủ yếu là hydro và heli.
Sao Mộc được coi là một "ngôi sao thất bại" bởi thành phần của nó gồm hydro và heli giống như Mặt Trời nhưng nó lại không đủ lớn để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra.
Một trong những Mặt Trăng của sao Mộc - Ganymede là Mặt Trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Trên thực tế, nó còn lớn hơn cả sao Thủy.
Sao Mộc có tổng cộng 69 Mặt Trăng, nhiều hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Chỉ sao Thổ có số lượng các vệ tinh tương đương với sao Mộc là 62 trong khi thực tế là vẫn còn nhiều vệ tinh mới vẫn chưa được phát hiện.
Về kích cỡ, sao Mộc lớn hơn 2 lần tất cả hành tinh còn lại trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
Sao Mộc là một hành tinh "lộng gió" khi tốc độ gió trung bình ở đây có thể dao động từ 310 - 650 km/h.
Mặc dù nhiệt độ trên những đám mây của sao Mộc là âm 145 độ C nhưng nhiệt độ trong lõi của nó có thể lên tới 24.000 độ C, nóng hơn cả bề mặt Mặt Trời.
Mặt Trăng Europa của sao Mộc có nước ở thể lỏng dưới bề mặt băng giá và thực tế là nó có lượng nước nhiều gấp 2 lần Trái Đất.
Sao Mộc đủ lớn để chứa tới hơn 1.300 Trái Đất./.