Những đứa trẻ khôn khéo khi còn nhỏ thường mắc những "khuyết điểm" sau đây: Cha mẹ nên tự hào chứ đừng ngăn cấm

HIỂU ĐAN |

Một chuyên gia tâm lý cho biết, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao khi còn nhỏ thường có những vấn đề sau đây.

Ngoài chỉ số thông minh IQ, còn một chỉ số khác cũng vô cùng quan trọng, đó là EQ - năng lực trí tuệ cảm xúc. Khi con lớn, bắt đầu đi học, hình thành các mối quan hệ, trưởng thành và đi làm... chỉ số EQ sẽ có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến mọi khía cạnh cuộc sống. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng chỉ số EQ dự đoán sự thành công, các mối quan hệ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người trong tương lai.

EQ thời thơ ấu có liên quan đến thành công cao hơn khi trưởng thành. Một nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể dự đoán thành công suốt đời. Những trẻ có thể chia sẻ, hợp tác và tuân theo chỉ dẫn ở tuổi lên 5 có nhiều khả năng tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc toàn thời gian ở tuổi 25. Bên cạnh đó, EQ cao cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần. Những người có mức độ trí tuệ cảm xúc cao hơn ít có nguy cơ bị trầm cảm cũng như mắc các bệnh tâm thần khác.

Nhiều phụ huynh tìm hiểu mọi cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ cảm xúc cao cho con, nhưng ít ai chú trọng việc làm thế nào để không ức chế sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ. Đặc biệt, một số cha mẹ dễ coi biểu hiện về trí tuệ cảm xúc cao của con mình là "thiếu sót" và can thiệp một cách hấp tấp mà không biết rằng mình đang kìm hãm sự phát triển nhân cách của trẻ.

Một chuyên gia tâm lý cho biết, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao khi còn nhỏ thường có những vấn đề sau đây, cha mẹ không nên ngăn cản mà nên tự hào về chúng.

Những đứa trẻ khôn khéo khi còn nhỏ thường mắc những khuyết điểm sau đây: Cha mẹ nên tự hào chứ đừng ngăn cấm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hiểu rằng "im lặng là vàng"

Chuyên gia tâm lý chia sẻ: "Trên thực tế, tôi từng gặp một cô bé, mới 10 tuổi nhưng đã có sự ổn định của một người trưởng thành trong cách cư xử. Tuy nhiên, cô có một người mẹ lắm lời. Bà sinh ra đã là người sôi nổi và sẵn sàng bày tỏ quan điểm cá nhân của mình với mọi người. Vì vậy, bà không thích cô con gái, thậm chí còn phàn nàn rằng đứa trẻ như một "kẻ câm".

Là hàng xóm, tôi luôn cho rằng cô bé rất thông minh và kiên định, có trí tuệ cảm xúc cao. Dù không thường xuyên nói chuyện nhưng em luôn bày tỏ quan điểm của mình một cách chính xác. Trên thực tế, trẻ nói nhiều chưa chắc là trẻ thông minh, còn trẻ ít nói không phải là trẻ sống nội tâm hay rụt rè, thiếu triển vọng".

Ngoài ra, những đứa trẻ có EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói. Nghiên cứu chỉ ra các em giỏi làm chủ bản thân vì hiểu mình đang cảm thấy thế nào và nên bày tỏ ra sao. Lựa chọn từ ngữ càng cụ thể, chứng tỏ trẻ có cái nhìn sâu sắc về chính bản thân mình và biết cách xử lý điều đó.

Thích làm thân với người lớn tuổi

Ông nói tiếp: "Hãy lấy một cô bé nhà bên của tôi làm ví dụ. Tuy cũng chơi với các bạn cùng lứa nhưng bé lại thích giao lưu với người lớn hơn. Điều này có nghĩa là chỉ số IQ và EQ của các bạn cùng trang lứa đã không còn có thể mang đến cho cô bé điều gì mới lạ nữa. Người ta nói rằng khi một bộ ba ở cùng nhau thì nhất định phải có một người là "giáo viên". Khi một đứa trẻ phát hiện ra rằng sự tương tác của mình với những người khác bị mắc kẹt trong một vòng tròn, nó sẽ tìm kiếm những người bạn cao hơn".

Cố vấn của tổ chức Mensa, chuyên về phát triển và tập hợp những người có chỉ số IQ cao tại Anh, bà Lyn Kendall cho biết: Những đứa trẻ có năng khiếu, thông minh thường thích giao tiếp với những người lớn tuổi hơn chúng, thậm chí là nói chuyện với người lớn bởi trẻ không chỉ cảm thấy thoải mái hơn mà còn học hỏi được nhiều điều hơn so với bạn cùng trang lứa.

Vì vậy nếu con bạn chỉ thích chơi với người lớn tuổi thì cũng đừng lo lắng. Suy cho cùng, không phải ai cũng muốn giao tiếp với những người lớn hơn, đó là một dấu hiệu cho thấy con họ có trí tuệ cảm xúc cao, và cha mẹ nên tự hào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại