Những đại gian thần làm loạn chốn quan trường trong lịch sử Trung Quốc

Ngọc Bích |

Những đại gian thần này có sức ảnh hưởng lớn tới chính trị, ra tay thao túng, gây lũng đoạn triều chính, khiến lòng dân hoang mang.

Triệu Cao

Triệu Cao (? - 207 TCN) là một hoạn quan, thừa tướng có tầm ảnh hưởng lớn dưới triều đại nhà Tần.

Ông ta được coi là hoạn quan chuyên quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc phong kiến, trải qua đời 3 đời quân chủ thời Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, có ảnh hưởng chính trị lớn trong cả giai đoạn hình thành, cũng như diệt vong của nhà Tần.

Triệu Cao gốc sinh ra tại Triệu Quốc. Năm 228 TCN, Tần thủy Hoàng khởi binh diệt nước Triệu. Lúc này, Triệu Cao bị hoạn và vào cung làm thái giám.

Mối thù diệt nước ngấm sâu vào xương tủy Triệu Cao, tuy ngoài mặt luôn vui vẻ, sùng bái vua Tần, nhưng dạ luôn âm mưu lật đổ nhà Tần.

Những đại gian thần làm loạn chốn quan trường trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 1.

Bức tượng khắc họa chân dung Triệu Cao. Ảnh: Baidu

Nhờ trí thông minh, cùng tài ăn nói, Triệu Cao nhanh chóng được vua Tần tin tưởng. Chẳng bao lâu, quyền lực của ông ta trong cung càng ngày càng bành trướng.

Thậm chí, có những lời đồn đoán rằng, chính Triệu Cao là người ra tay ám sát Tần Thủy Hoàng, sau đó xuyên tạc di chúc, phế con trưởng Phù Tô, lập con thứ Hồ Hợi làm vua.

Kể từ đây, Triệu Cao xúi vua giết hại những đại thần, một tay thao túng triều chính. Khi đạt được mục đích, ông ta ép Hồ Hợi tự sát.

Tuy vậy, dã tâm của Triệu Cao ngày một nhiều. Mặc dù ngoài miệng hứa đề bạt Tần Tử Anh, em trai Tần Thủy Hoàng lên làm vua, tuy nhiên, trong thâm tâm, Triệu Cao một lòng muốn giết ông để chiếm ngôi hoàng đế.

Ngụy Trung Hiền

Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng và nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Theo sử sách ghi chép, ông ta chính là người cầm đầu "đảng hoạn quan" dưới thời Minh Hy Tông, lũng đoạn triều đình.

Ngụy Trung Hiền tên thật là Ngụy Tiến Trung, sinh ra tại Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc. Trước khi trở thành một hoạn quan đầy quyền lực, hắn từng cưới vợ và có một con trai.

Tuy nhiên, do bản tính say mê cờ bạc, rượu chè, trong một lần bị chủ nợ đánh đuổi, hắn quyết định "tự thiến", đổi tên là Lý Tiến Trung, trốn tới Bắc Kinh.

Năm 1589, Ngụy Trung Hiền được tuyển vào cung làm thái giám. Kể từ đó, hắn dùng lại họ tên ban đầu là Ngụy Tiến Trung.

Những đại gian thần làm loạn chốn quan trường trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 2.

Dù là kẻ mù chữ, tuy nhiên Ngụy Trung Hiền lại có nắm nhiều quyền lực. Ảnh: Baidu

Nhờ tài nịnh nọt, Ngụy Trung Hiền được vú nuôi của vua Hy Tông hết mực thương yêu.

Sau khi Hy Tông lên ngôi, Ngụy Trung Hiền thơm lây, được cho làm chức Bỉnh bút Thái giám, đứng đầu 24 nha hoạn quan, hầu cận Hoàng đế, phê đáp tấu chương, truyền đạt thánh chỉ, quyền hành ngang ngửa với Tể tướng.

Ngụy Trung Hiền nắm lấy các đại quyền trong cung và còn đưa các tay chân thân tín vào nắm lấy Nội các.

Những ai không theo phe cánh Ngụy Trung Hiền đều bị trừ khử. Thậm chí, ngay cả các hoạn quan như Ngụy Triều, Vương An, những người đã từng tiến dẫn Ngụy Trung Hiền đều bị hắn ta trở mặt hại chết. Nội các triều Minh bỗng biến thành cơ quan riêng của nhà họ Ngụy.

Năm 1672, sau khi hoàng đế Hy Tông qua đời, Ngụy Trung Hiền bị tước hết chức vị và bị đuổi khỏi cung. 3 ngày sau, người ta đã phát hiện xác Ngụy Trung Hiền ở nhà của hắn.

Hòa Thân

Hòa Thân (1750-1799), tên đầy đủ là Nữu Hổ Lộc Hòa Thân. Hắn xuất thân là một công tử Mãn Châu. Năm 10 tuổi được đưa vào cung theo học. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, ông ta đã sớm cho thấy năng lực xuất chúng, đóng góp nhiều cho triều đình.

Hòa Thân nhanh chóng được Càn Long để mắt, tín nhiệm và trọng dụng. Cũng chính bởi sự ưu ái của vua, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan quan trường.

Những đại gian thần làm loạn chốn quan trường trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 3.

Hòa Thân là một tham quan nổi tiếng thời Trung Quốc phong kiến. Ảnh: Baidu

Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân thao túng, ăn hối lộ. Của cải của hắn nhiều tương đương với thu nhập của triều đình trong 10 năm, đến mức dân gian truyền miệng nhau rằng: "Cái Càn Long có, Hòa Thân có. Cái Càn Long không có, chưa chắc Hòa Thân không có".

Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị. Tuy nhiên, phải tới khi Càn Long qua đời, vua Gia Khánh mới có thể truy cứu y. Ngày 22/2/1799, Gia Khánh gán cho Hòa Thân 20 tội danh, ép hắn tự vẫn tại phủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại