Trong chiến tranh, bất kỳ phương tiện nào cũng có thể được tính đến làm vũ khí. Người chiến thắng sẽ được lịch sử ghi lại nếu vũ khí thực hiện đúng công việc của nó.
Theo đó, nhiều chính phủ đang xây dựng hầm trú bom cho người có ảnh hưởng và công dân bình thường.
May mắn thay chúng không hữu ích. Hầu hết các boongke đã bị bỏ hoang và một số được cải tạo lại cho nhu cầu của thời bình.
Dưới đây là những công trình ấn tượng được chuyển đổi từ hầm tránh bom do trang Popmech tổng hợp:
Phòng thu âm Frankfurt (Frankfurt Music Studios): Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Đức đã xây dựng nhiều nơi trú ẩn cho bộ chỉ huy cấp cao. Một trong số chúng sau này đã được chuyển đổi thành một phòng thu âm. Phòng thu nằm trong một kiến trúc hai tầng, hầm trú bom được sử dụng cho các nhu cầu kỹ thuật. |
Bunker 559: Pháo đài này từng là một phần của tuyến phòng thủ Amsterdam, hệ thống hầm ngầm và lô cốt dài 135 km, được xây dựng bắt đầu từ năm 1672. Ngày nay, boongke là một bảo tàng khác thường, nó được “xẻ” thành hai phần để hiển thị phần bên trong của tòa nhà. |
“Hầm trú ẩn” (Shelter): Khoảng hai nghìn hầm tránh bom đã được xây dựng trong và xung quanh Thượng Hải, hầu hết trong số đó đã bị chính phủ bỏ hoang trong nhiều thập kỷ. Tại quận Từ Hối (Thượng Hải - Trung Quốc), một trong số chúng đã được cải tạo thành hộp đêm “Shelter”, nơi này ngay lập tức trở nên nổi tiếng. |
Bunker 42: Năm 1956, Bộ Chỉ huy Không quân tầm xa Liên Xô đã đóng quân ở đây và thực hiện nhiều cuộc họp quan trọng. Bunker 42 được xây dựng tại Moscow liên quan đến mối đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ. Năm 2006, chính phủ Nga tổ chức bán đấu giá Bunker 42 và địa điểm đặc biệt này đã được tu sửa để biến thành Bảo tàng Chiến tranh Lạnh, mở cửa cho công chúng. Căn hầm có tổng diện tích 7.000 m2 giờ đây là một bảo tàng lịch sử quân sự và một khu giải trí. |
SiloHome: Realtors Gregory Gibbons và Bruce Francisco đã mua một căn cứ tên lửa cũ và biến nó thành một hầm trú ẩn bên dưới một căn nhà. Nằm ở ngôi làng Saranac gần New York, dự án này được phát triển bởi Gibbons và Francisco sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, với mục đích tạo ra một nơi trú ẩn an toàn cho những gia đình giàu có. Dù họ định giá căn nhà và hầm trú ẩn hoàn chỉnh 18 triệu USD nhưng cuối cùng chỉ bán được 2,1 triệu USD. Khu phức hợp này bao gồm một hầm ngầm và một silo tên lửa (hầm ngầm chứa bệ phóng). |
Tháp Martello (Martello Tower): Tòa tháp phòng thủ này có niên đại từ Chiến tranh Napoleon, được xây dựng vào năm 1808 tại Suffolk của Anh, đã từng được sử dụng cho mục đích phòng thủ. Việc chuyển đổi tòa tháp đầu thế kỷ 19 được thực hiện bởi các kiến trúc sư Piercy & Company, phối hợp với Billings Jackson Design. Nó đã giành được một giải thưởng từ Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh. Ngày nay Martello Tower được chuyển đổi thành một ngôi nhà riêng và được bán trên thị trường với mức giá 1,25 triệu bảng. |
Quán trà tại Hà Lan: Năm 1936, chính quyền Hà Lan xây dựng 2 căn hầm nối nhau tại thị trấn Vreeland, cách Amsterdam về phía Nam 20 dặm. Chúng từng là một phần của Dutch Waterline, hệ thống phòng thủ Amsterdam. 70 năm sau, vào năm 2006, căn hầm này được cải tạo và thiết kế lại để trở thành một phòng trà, có tên gọi “Tea House on Bunker”, bao gồm một khu phức hợp thể thao và kinh doanh hiện đại. |
Bunker Wohnen là một loạt các dự án của các kiến trúc sư Đức để biến những cấu trúc phòng thủ bị bỏ hoang trong Thế chiến thứ 2 thành những ngôi nhà siêu đắt đỏ cho người giàu có. Gần đây nhu cầu cho các tòa nhà như vậy trở lên tăng cao. |
Missile Silo Mansion “điền trang tên lửa”: Một trong những hầm chứa tên lửa bị bỏ hoang ở Hoa Kỳ đã được giáo viên Ed Peeden mua lại và được chuyển đổi thành một tòa nhà ấm cúng. |
Trung tâm dữ liệu của Bahnhof: nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất của Thụy Điển, nằm trong boongke Pionen bị bỏ hoang. Từng là một trong những hầm tránh bom được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, được thiết kế để bảo vệ cho các quan chức hàng đầu của nhà nước. Nằm ở trung tâm của Stockholm, dưới gần 30 mét mặt đất. Không gian 1.110 m2 được thiết kế từ năm 2007 đến năm 2008 với 4.000 mét khối đá rắn bao quanh để tạo ra một không gian độc nhất vô nhị này. Do đó, trung tâm dữ liệu này có thể dễ dàng vượt qua khi bị tấn công trực tiếp từ bom nhiệt hạch. |