Những chiến hạm mạnh nhất thế giới: Cuộc đấu Mỹ, Nga, Trung, Nhật

Anh Minh |

Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc đã trở lại, và tàu mặt nước hải quân cũng vậy.

Tất cả các tàu chiến mặt nước mạnh nhất thế giới đều hoạt động trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, lần này là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và năm tàu chiến mặt nước mạnh nhất trên hành tinh hiện nay thuộc về bốn quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, NgaTrung Quốc.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, Mỹ và Nhật là đồng minh, còn Nga và Trung Quốc, lúc hợp tác, khi đối đầu.

Sau đây là các tàu chiến mặt nước mạnh nhất thế giới thuộc bốn cường quốc nói trên: Tàu tuần dương tên lửa lớp Kirov (Nga), tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga (Mỹ), Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Kongo (Nhật Bản), Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type – 055 (Trung Quốc), tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke (Mỹ).

Trong số tàu nói trên, lớn nhất về kích thước là tuần dương hạm lớp Kirov của Nga và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ.

Tàu tuần dương tên lửa lớp Kirov là tàu chiến mặt nước lớn nhất được chế tạo sau Thế chiến II, Các tàu lớp Kirov thường được gọi là tuần dương-pháo hạm vì kích thước và hỏa lực mạnh mẽ của chúng.

Bốn chiếc Kirov mỗi chiếc dài 250m, bằng 80% chiều dài của một siêu hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ. Các tàu Kirov có lượng choán nước 24.300 tấn, và có tốc độ lên tới ba mươi hai hải lý.

Trong số bốn tàu ban đầu chỉ có hai tàu, Petr Velikiy và Đô đốc Nakhimov, vẫn đang phục vụ. Các tàu ban đầu được trang bị hai mươi tên lửa P-700 Granit (tên mã NATO: SS-N-19 Shipwreck), mỗi tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường.

Nhanh và mạnh, Kirov được chế tạo để săn lùng và tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ mang vũ khí hạt nhân có thể đe dọa tàu ngầm tên lửa và đất liền Liên Xô.

Petr Velikiy hiện đang phục vụ trong Hạm đội phương Bắc của Nga, trong khi Đô đốc Nakhimov đang được đại tu toàn diện, trang bị mới các tên lửa siêu thanh Zircon và hệ thống tên lửa đất đối không S-500. Đô đốc Nakhimov dự kiến sẽ sẵn sàng phục vụ vào năm 2021-2022 và sẽ tham gia Hạm đội Thái Bình Dương.

Các tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga là tàu đầu tiên của Mỹ được trang bị radar SPY-1, tên lửa phòng không SM-2 và hệ thống chiến đấu Aegis.

Mặc dù được coi là tàu đa năng có khả năng tham gia chống ngầm và chống hạm, nhiệm vụ chính của các tàu tuần dương là bảo vệ các tàu sân bay của Hải quân Mỹ và các tài sản lớn, có giá trị cao khác khỏi cuộc tấn công trên không.

Các tàu lớp Ticonderoga có số tên lửa lớn nhất, với 122 silo phóng thẳng đứng có khả năng mang tên lửa phòng không SM-2 và SM-6, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3, tên lửa phòng không tầm ngắn Evolve SeaSparrow, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk hoặc tên lửa chống ngầm ASROC.

Các tàu này cũng có khả năng mang tên lửa chống hạm tầm xa mới của Hải quân Mỹ, phiên bản chống hạm mới của Tomahawk và tên lửa chống hạm Harpoon.

Các tàu tuần dương lớp Ticonderoga vẫn còn hoạt động (năm tàu cũ đã nghỉ hưu vào cuối Chiến tranh Lạnh) dài 172m và nặng tới 10.000 tấn, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý, nhờ bốn động cơ tua-bin khí General Electric LM-2500.

Hai tính năng giúp lớp Ticonderoga trở nên đặc biệt mạnh mẽ: một số tàu trong lớp có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bằng cách sử dụng hệ thống đánh chặn Aegis và SM-3, khả năng tận dụng các cảm biến của máy bay chiến đấu F-35 và cảnh báo sớm trên không E-2D Hawkeye và điều khiển máy bay như một phần mở rộng các cảm biến của tàu, một hệ thống được gọi là điều khiển hỏa lực tích hợp hải quân (NIFC-CA).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại