Cụ thể, những lao động nữ này cho biết, họ đã bị cấp trên quấy rối, tấn công, đe dọa về tình dục và lạm quyền tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, khoảng 22 % phụ nữ được chẩn đoán rối loạn tâm thần đã từng trải qua hoặc chứng kiến những thảm họa, tai nạn thảm khốc.
Cũng theo cuộc khảo sát, 23,1% lao động nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần cho biết, một trong những nguyên nhân chính của điều này đến từ sự thay đổi vị trí công việc của họ hoặc khối lượng công việc.
Trong khi đó, 15,9% lại cho rằng vấn đề bắt nguồn từ sự hành hung, bắt nạt hay tình trạng lạm dụng quyền lực.
Khảo sát cũng chỉ ra số ca mắc bệnh tâm thần và tự tử do làm việc quá sức cao nhất ở nhóm nhân viên văn phòng với 41 trường hợp; tiếp theo là nhân viên bán hàng: 38 trường hợp và lái xe là 35 trường hợp.
Khảo sát cũng phân tích (từ tháng 1.2010 đến tháng 3.2015) về điều kiện làm việc trong lĩnh vực xây dựng và truyền thông – vốn là những ngành có thời giờ làm việc dài.
Theo đó, có tới 59 trường hợp trong số các giám sát công trường có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong số đó có 30 người tự tử hoặc tìm cách tự tử.
Đối với những trường hợp lao động tự tử trong lĩnh vực truyền thông, hầu hết ở độ tuổi ngoài 20.
Khảo sát trên được tiến hành từ tháng 1-3.2017. Đối tượng khảo sát là trên 3.000 người được xác định có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó phụ nữ chiếm 31,4%.
Khảo sát nhằm mục đích đưa ra các biện pháp phòng ngừa tình trạng tử vong do làm việc quá sức tại Nhật Bản.