Tài xế công nghệ: Sắp được coi là nhân viên?

ĐS |

Bang California (Hoa Kỳ) vừa thông qua một luật mới, yêu cầu một số công ty như Uber và Lyft coi tài xế của mình như nhân viên "biên chế", được trợ cấp và bảo đảm tiền lương.

Theo đó, tài xế công nghệ sẽ được xem là nhân viên, được đảm bảo mức lương tối thiểu, nghỉ ốm vẫn được hưởng lương, quyền lợi bảo hiểm y tế và một số biện pháp hỗ trợ khác. Liệu điều này có mở ra hướng đi nào khởi sắc cho lực lượng lao động này tại Việt Nam?

Câu chuyện về tài xế công nghệ ở Việt Nam

Tài xế công nghệ - một nghề nghiệp đang trở nên phổ biến dù chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Sẽ không có gì là to tát cho đến khi chúng ta nhận ra rằng: Việt Nam luôn nằm trong top đầu Đông Nam Á về số vụ tai nạn giao thông. Thực tế này là một báo động "không thành lời" về những rủi ro tiềm tàng vô cùng lớn đối với người điều khiển giao thông, đặc biệt là đối tượng tài xế công nghệ tại các thành phố lớn.

Thêm vào đó, lực lượng tài xế công nghệ đang phải cầm lái trong mật độ giao thông dày đặc tại hai siêu đô thị Hà Nội và TP.HCM. Tại Hà Nội, xe máy là 5,4 triệu xe; ô tô con tăng 550 ngàn xe. Tại TP.HCM, 2 con số này lần lượt là khoảng 7.8 triệu xe máy và 752 ngàn ô tô con. Đó là chưa kể thời gian làm việc của tài xế xe máy trung bình 6-12 tiếng/ngày trên đường phố inh ỏi, nắng nóng, mưa bão, khói bụi ô nhiễm đã âm thầm bào mòn sức khoẻ của họ mà dù có che chắn cỡ nào, cũng không thể tránh được.

Sự kỳ vọng từ khách hàng cũng là những áp lực vô hình cho tài xế công nghệ. Người dùng luôn mong muốn một dịch vụ chất lượng 5 sao với tài xế tuân thủ luật giao thông, phục vụ khách hàng bài bản trong khi tài xế công nghệ vẫn chưa được đào tạo nghiêm túc và bài bản ở bất kỳ trường lớp nào.

Lối đi nào cho nghề tài xế công nghệ tại Việt Nam?

Sau gần 7 năm có mặt tại Việt Nam, thị trường Gọi xe công nghệ đã thu hút khoảng 300.000 lao động nhưng đến nay, những người tài xế này vẫn chưa được định danh là một nghề trong Luật Lao Động. Điều này đồng nghĩa với việc tài xế công nghệ dù có hãng quản lý, chế tài nhưng lại không được bảo vệ và thực hiện quyền lợi lao động như đóng bảo hiểm y tế, tai nạn, xã hội như bao ngành nghề khác.

Thị trường có 11 ứng dụng gọi xe công nghệ nhưng chỉ có duy nhất một hãng "tự nguyện" chăm lo phúc lợi cho tài xế cùng các chương trình đào tạo "nghiệp vụ" nghiêm túc. Đó là lý do vì sao chỉ mới xuất hiện trên thị trường chưa đầy một năm, ứng dụng gọi xe Việt "be" đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai trong thị trường này (Theo báo cáo gần nhất của ABI Research).

Ngoài các chương trình thưởng lái doanh thu cho tài, hãng này đang "tự giác" mua 3 loại bảo hiểm cho tài xế đạt điều kiện bao gồm: bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Chưa dùng lại ở đó, "be" còn vận hành đơn vị Học viện Đào tạo Đối tác tài xế be (beAcademy) nhằm tập huấn ngắn hạn, dài hạn kỹ năng cần thiết cho tài xế. be cũng chung sức cùng các cơ quan chức năng như Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. HCM (PC02) để triển khai nhiều hoạt động phòng chống tội phạm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho tài xế công nghệ, cũng như hành khách đi cùng.

Tài xế công nghệ: Sắp được coi là nhân viên? - Ảnh 1.

"be" phối hợp cùng phòng Tuyên truyền (Phòng Cảnh sát Giao thông TP.HCM) tập huấn nâng cao ý thức an toàn giao thông cho tài xế của hãng.

Mục tiêu dài hạn của "be" là muốn xã hội công nhận các tài xế lái xe công nghệ là một nghề. Đã là nghề thì họ phải được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động. "be" cũng cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của anh em tài xế tốt hơn, và họ được tôn vinh. "Đã là một nghề thì mình phải tôn trọng họ, bởi họ cũng bỏ sức lao động 9-12 tiếng một ngày. Chúng tôi đang đẩy mạnh hơn nhận thức của xã hội, để trân trọng hơn nghề tài xế xe công nghệ" – Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Be Group chia sẻ.

Có thể nói, hãng xe công nghệ thuần Việt này đang đi đúng hướng khi mới đây, tại Hoa Kỳ (bang California), một luật mới được thông qua, yêu cầu một số công ty như Uber và Lyft coi tài xế của mình như nhân viên "biên chế", được trợ cấp và bảo đảm tiền lương. Theo đó, tài xế công nghệ sẽ được xem là nhân viên, được đảm bảo mức lương tối thiểu, nghỉ ốm vẫn được hưởng lương, quyền lợi bảo hiểm y tế và một số biện pháp hỗ trợ khác.

Tài xế công nghệ: Sắp được coi là nhân viên? - Ảnh 2.

Ứng dụng gọi xe "be" đang thực hiện nhiều nỗ lực để xã hội công nhận tài xế công nghệ là một nghề.

Trong khi đó, ở châu Á, các biện pháp bảo vệ hay hỗ trợ cho tầng lớp lao động này vẫn còn đang rất hạn chế. Tại Indonesia, thị trường gọi xe lớn nhất ở Đông Nam Á, mô hình làm việc có các công việc tạm thời là phổ biến đã làm dấy lên sự phản đối của các tài xế. Những người này đã đấu tranh đòi quyền lợi lao động, tháng 3 năm ngoái, hàng ngàn người đã tập trung trước cung điện Tổng thống Merdeka ở Jakarta. Luật mới ở California có thể là một ví dụ và khuyến khích họ yêu cầu thêm cho quyền của mình.

Dường như, "be" đã nắm bắt được xu hướng này của Hoa Kỳ, hãng này đang có kế hoạch đồng hành với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ. Nối bật nhất là khóa huấn luyện "Tài xế công nghệ chuyên nghiệp" trong cuộc thi Tay Lái Vàng, tạo cơ sở để xã hội công nhận tài xế lái xe công nghệ là một nghề với kì vọng được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại