Nhận cuộc gọi lừa đảo, cô gái dập máy ngay nhưng số dư tài khoản ngân hàng lập tức về 0: Cảnh sát nói đừng hy vọng, ngân hàng nói không tìm thấy tài khoản nhận tiền

Nhã Mi |

Tại Trung Quốc, một số trò lừa đảo “tinh vi” đến mức ngay cả khi đã cảnh giác thì người dân vẫn có thể bị mắc lừa. Nhưng cô gái trên cuối cùng vẫn tìm được tiền, dù tưởng chừng đã mất hết hy vọng.

Nhận cuộc gọi lừa đảo, cô gái dập máy ngay nhưng số dư tài khoản ngân hàng lập tức về 0: Cảnh sát nói đừng hy vọng, ngân hàng nói không tìm thấy tài khoản nhận tiền - Ảnh 1.

Hầu như ngày nào các vụ lừa đảo cũng diễn ra. Người dân được nhắc nhở và cảnh báo nhiều hơn, và họ cảnh giác, cho rằng mình sẽ không bao giờ rơi vào bẫy. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, một số trò lừa đảo “tinh vi” đến mức ngay cả khi bạn đã cảnh giác thì cũng không thể đảm bảo rằng mình sẽ không mắc lừa.

Mới đây, một người phụ nữ tên Z ở Trung Quốc đã bị lừa 30 triệu NDT bằng thủ đoạn rất tinh vi này.

Vào lúc 5 giờ chiều, cô Z nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ: "Cô có phải là cô Z không? Đây là Công ty ngoại hối Jindun. Cô vừa mua một lượng ngoại hối trị giá hơn 30 triệu NDT từ công ty chúng tôi bằng thẻ ICBC có số cuối là 7233”.

Cảnh giác rằng có thể đây là lừa đảo, cô Z ngay lập tức cúp máy.

Ngay khi cuộc gọi kết thúc, điện thoại rung lên và nhận được tin nhắn từ 95588: "Thanh toán (rút tiền) ngân hàng trực tuyến của bạn từ số thẻ 7233 số tiền 30 triệu NDT, số dư là 0 NDT”.

Thẻ ngân hàng, CMND và mật mã điện tử cô Z chưa bao giờ được tiết lộ, thế mà chỉ sau cuộc điện thoại, cô mất tới 30 triệu NDT. Thật không thể tin được!

Cô Z lập tức gọi cho ngân hàng để xác nhận và đúng là số tiền đã bị chuyển đi, số dư của cô là 0 đồng. Khi cô hỏi tiền được chuyển đi đâu, ngân hàng trả lời: Rất tiếc! Tôi không thể xem chi tiết giao dịch cụ thể ở đây, khuyên bạn nên báo mất trước, sau đó mang CMND đến quầy ngân hàng để kiểm tra sao kê.

Tiếc là khi đó đã 5 giờ 15 và ngân hàng đã ngừng hoạt động đã đóng cửa. Kẻ lừa đảo đã tính toán đúng vào lúc 5 giờ.

Cô Z gọi lại cho người mà cô đã dập máy lúc nãy.

Kẻ lừa đảo nói: Thẻ của cô Z vừa mua ngoại hối của chúng tôi nhưng chúng tôi thấy giao dịch có dấu hiệu lạ nên gọi để cô xác nhận. Đừng lo, chỉ cần xác nhận rằng số tiền không phải do cô chuyển, chúng tôi sẽ hoàn tiền. Vui lòng mang thẻ ngân hàng của cô đến ATM ICBC gần nhất và tôi sẽ hướng dẫn cô cách hoàn tiền.

Sau khi cúp điện thoại, cô Z nghĩ, dù sao cô cũng đã không còn tiền, sao chúng có thể lừa cô thêm nữa. Cô Z quyết định nghe theo hướng dẫn

Kẻ lừa đảo gọi lại và nói: Tôi sẽ cho cô biết tài khoản của công ty chúng tôi và yêu cầu cô chuyển một khoản tiền cho công ty chúng tôi. Tất nhiên, vì số dư của cô bằng 0 nên sẽ báo số dư không đủ và giao dịch sẽ không thành công, công ty chúng tôi sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào. Thao tác này chỉ nhằm xác minh rằng tài khoản thuộc về cô. Sau khi xác minh, chúng tôi sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền cho cô ngay lập tức và tiền sẽ đến kịp thời. Cô nên rút tiền ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

Đúng là số sư của cô Z đang bằng 0. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cô vẫn cảm thấy có gì đó không đúng, nên quyết định chờ đợi và hôm sau đi báo cảnh sát.

“Về chờ tin tức đi, nhưng cũng đừng ôm quá nhiều hy vọng. Mỗi ngày có rất nhiều người bị lừa , khó mà lấy lại được" - cảnh sát nói.

Cô Z gọi lại cho kẻ lừa đảo nhưng không liên lạc được, khi kiểm tra vị trí của số, chỉ thấy ở Anyang, Hà Nam, không có thông tin gì khác, đó là số của một kẻ lừa đảo.

Sáng hôm sau, cô Z đến Chi nhánh Rongyuan của Ngân hàng Công thương Trung Quốc Chi nhánh Hồ Nam để mở tài khoản. Sau khi nghe chuyện xảy ra với tôi, nhân viên bắt đầu kiểm tra hồ sơ giao dịch chi tiết và kết quả còn đáng ngạc nhiên hơn: Thẻ ngân hàng của tôi có số cuối 7233 quả thực đã thực hiện một giao dịch ngân hàng trực tuyến trị giá 30 triệu NDT vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm trước. Nhưng lại không tìm thấy tài khoản đích?

Sau đó, một quản lý cấp cao đến xem xét kỹ hơn và nói: Giao dịch này quả thực rất kỳ lạ, theo logic mà nói, bất kỳ chuyển khoản nào cũng có thể kiểm tra tài khoản của bên kia, nhưng giao dịch này thì không. , Giải thích duy nhất là tiền vẫn còn trong tài khoản của tôi, nhưng nó vừa được chuyển sang một nền tảng giao dịch kinh doanh khác, chẳng hạn như mua vàng, ngoại hối hoặc ký quỹ. Với loại giao dịch chuyển khoản trong cùng một tài khoản không yêu cầu mật mã điện tử.

Sự thật dường đã được phơi bày!

Quản lý cấp cao hỏi: Bạn đã ký thỏa thuận mua chứng khoán từ ngân hàng của chúng tôi chưa? Tôi phát hiện tài khoản của bạn đã ký hợp đồng mua bán chứng khoán, số tiền cần được chuyển sang sàn giao dịch.

Vị quản lý hướng dẫn cô Z đặt lại mật khẩu ngân hàng, sau đó đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và kiểm tra các tài sản tài chính khác. Cuối cùng, cô tìm ra mình có 30 triệu NDT tài sản vàng. Người quản lý nhanh chóng giúp cô chuyển tiền trở lại tài khoản, và cô đã lấy lại được tiền.

Ngân hàng sau đó cảnh báo, một số kẻ lừa đảo sử dụng nhiều cách khác nhau để đánh cắp mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến của người dân, sau đó sử dụng tiền trong thẻ của họ để mua kim loại quý và các sản phẩm tài chính khác, khiến người dân lầm tưởng rằng tiền của họ đã biến mất. Sau đó làm theo hướng dẫn của chúng để được hoàn tiền. Ban đầu, chúng đề xuất người dân chuyển số tiền nhỏ (sẽ không thành công vì số dư 0 đồng), chúng cũng chuyển lại cho người dân một số tiền nhỏ để làm tin, sau đó chúng đề xuất người dân chuyển số tiền lớn hơn, và yêu cầu được biết mã xác minh. Khi người dân cung cấp mã xác minh cho chúng, thì số tiền sẽ biến mất thực sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại