Cho đến nay, với những nỗ lực ngoại giao vẫn không giải quyết được các mâu thuẫn về Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ thực hiện việc rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước nói trên đúng thời hạn. Tức là vào thời điểm ngày 02/02, sẽ bắt đầu cho một thời hạn 6 tháng để kết thúc Hiệp ước INF và nước Mỹ sẽ không còn bị ràng buộc bởi lệnh cấm sản xuất vũ khí hạt nhân tầm trung.
Trong khi sự chấm dứt của Hiệp ước INF cũng là sự thất vọng của những người ủng hộ việc kiểm soát vũ khí trên toàn thế giới thì những lập luận của chính quyền Trump lại giành được sự ủng hộ từ các đồng minh NATO và các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội Mỹ.
Thành viên Đảng Cộng hòa Michael T.McCaul đến từ Texas nói: "Hiệp ước đang bị Nga vi phạm, không có lý do gì để Mỹ tự còng tay mình trong khi nước Nga đạt được nhiều tiến bộ trong hệ thống vũ khí của họ".
Chủ tịch Ủy ban Vũ trang Thượng viện James M.Inhofe, thành viên Đảng Cộng Hòa đến từ bang Oklahoma cho biết: "Đã 60 ngày kể từ khi Tổng thống Trump nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngừng các hành động vi phạm Hiệp ước INF nhưng Nga đã không thực hiện bất cứ hành động nào. Đã đến lúc chính thức rút khỏi Hiệp ước INF sau khi chính phủ Mỹ tham khảo ý kiến từ các đồng minh của mình. Chúng ta không thể tiếp tục gây nguy hiểm cho đồng minh, quân đội và cơ sở hạ tầng của mình với một thỏa thuận một chiều".
Các nhà phê bình cho rằng việc bãi bỏ Hiệp ước INF sẽ là sự cảnh báo rằng nước Mỹ sẽ đáp trả lại tương xứng với Nga hay với các đối thủ tiềm tàng khác như Trung Quốc.
Nước Mỹ sẽ không để nước Nga vi phạm thỏa thuận hạt nhân và tiếp tục chế tạo vũ khí, thứ mà nước Mỹ không được phép làm (theo Hiệp ước), ông Trump nói với các phóng viên vào tháng 10/2018, "lựa chọn của chúng ta đã có trong thỏa thuận và chúng ta đã tôn trọng thỏa thuận nhưng Nga đã không tôn trọng thỏa thuận này".
Mục tiêu của Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung là vĩnh viễn cấm Mỹ và Liên Xô/Nga chế tạo và triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km, nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của vũ khí hạt nhân chiến thuật trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu.
Bên cạnh những cáo buộc Nga vi phạm INF, các nhà phê bình cũng lưu ý rằng những quốc gia có tiềm năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung như Trung Quốc và Iran cũng không nằm trong sự cương tỏa Hiệp ước này.
Chính quyền Obama lần đầu tiên cáo buộc Moscow vi phạm INF vào năm 2014 thông qua việc triển khai tên lửa hành trình Novator 9M729. Một hội đồng phân tích quan hệ đối ngoại đã cho rằng Nga vi phạm Hiệp ước INF vì một lý do họ không thể cạnh tranh với kho vũ khí tên lửa đạn đạo hạt nhân trên không của Mỹ, nơi mà không hề có hạn chế nào với các tên lửa như vậy nên buộc Kremlin phải phát triển vũ khí trên bộ.
Moscow ban đầu phủ nhận sự tồn tại của hệ thống tên lửa Novator 9M729 nhưng tuần trước lại tổ chức họp báo giới thiệu loại tên lửa này với tầm bắn được công bố là không vi phạm Hiệp ước.
Vào tháng 12/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Hiệp ước INF sau 60 ngày - chính xác là vào ngày 02/02 - trừ khi Kremlin thực hiện các hành động rõ ràng tuân thủ Hiệp ước. Hạ nghị sỹ Andrea Thompson, người có quan điểm về kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao cho biết các cuộc đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn đã thất bại.
"Người Nga đã thừa nhận là có các hệ thống này (9M729) nhưng họ tiếp tục tuyên bố nó không vi phạm INF. Mặc dù, trước đó họ đã cho thấy những thông tin ngược lại". Bà Thompson đã gặp các quan chức Trung Quốc và Nga hôm thứ Tư tại hội nghị thưởng đỉnh Liên Hợp Quốc kéo dài 2 ngày, tổ chức ở Bắc Kinh.
Một sự đột phá sẽ khó có thể xảy ra và những người ủng hộ kiểm soát vũ khí đang ngày càng lo lắng về sự đe dọa từ phóng xạ. Chủ tịch Ủy ban Vũ trang Hạ viện Eliot Engel, thành viên đảng Dân chủ cho biết có nhiều cách tốt hơn để đối phó với những cáo buộc với Kremlin hơn là phá hủy hoàn toàn Hiệp ước INF.
Ông nói rằng Nga đã vi phạm hiệp ước nhiều lần, điều này đe dọa đến tình hình an ninh và ổn định xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, chính phủ nên theo đuổi chính sách ngoại giao để tiếp tục duy trì Hiệp ước, thay vì chấm dứt hoàn toàn thỏa thuận. Việc này sẽ đe dọa nghiêm trọng các thể chế Quốc tế và xa lánh các đồng minh của nước Mỹ.
Trong tuần này, thị trưởng, nghĩ sỹ, chuyên gia chính sách và đại diện từ khoảng 40 Quốc gia đã gửi đơn kháng cáo tới tổng thống Mỹ và Nga kêu gọi ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới có thể xảy đến với Châu Âu. "Việc chấm dứt INF sẽ mở ra nguy cơ cho các tên lửa hạt nhân tầm trung quay trở lại Châu Âu và Mỹ có thể triển khai các tên lửa tầm trung tại Châu Á", trích đơn kháng cáo.
Cựu Chủ tịch Quốc hội của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) Christine Muttonen cho biết: "Những mâu thuẫn xung quanh Hiệp ước INF có thể được giải quyết bằng cách nâng cao các mối đe dọa từ hạt nhân và cả các cuộc chạy đua vũ trang. Người dân Châu Âu lo ngại sự sụp đổ của INF sẽ làm sống dậy những tranh luận gây chia rẽ trong thập niên 1980 về việc có nên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trên lãnh thổ Châu Âu hay không?!"
Truyền thông Nga cũng đưa tin, thị trưởng của 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản - những thành phố trực tiếp hứng chịu thảm họa hạt nhân trong Thế chiến II - cũng đã kêu gọi Moscow và Washington bảo vệ Hiệp ước. Song song với đó, các Đảng viên Đảng Dân Chủ cũng cảnh báo việc nước Mỹ rút khỏi INF sẽ làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân và làm suy yếu khả năng kiềm chế phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhiều chuyên gia về quân sự bày tỏ sự quan ngại viễn cảnh một thế giới không có INF và khi New START kết thúc (2021), trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở các khu vực Châu Âu và Châu Á. Không có các Hiệp ước sẽ có rất ít sự ngăn chặn sự bùng nổ của vũ khí hạt nhân và gia tăng bất ổn toàn cầu./.