20 tuổi "học"
Có câu "ninh khi bạch đầu ông, mạc khi thiếu niên túng", ý muốn nói, tuổi 20 là tuổi trẻ, đời người sau này sẽ có muôn vàn khả năng. Con người, khi ở độ tuổi 20 phải năng học tập, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải học hành cho tử tế, khi ra xã hội rồi vẫn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ thuật. Có như vậy mới có được một cơ hội công việc tốt hoặc có thể tự mình tách ra khởi nghiệp.
Nếu ngày ngày chỉ đâm đầu vào game, không học tập, không thực hành, vậy thì sẽ chỉ có thể làm công nhân tầng lớp thấp, lương lẹt đẹt 4-5 triệu một tháng, như vậy, cả đời này cũng chỉ có thể là một người nghèo.
30 tuổi "liều"
Khổng Tử nói "tam thập nhi lập", độ tuổi 30 là độ tuổi nên thành gia lập nghiệp. Ở độ tuổi này, con cái vẫn chưa lớn hẳn, cha mẹ thì cũng đã già rồi, một người đàn ông, thân là trụ cột gia đình, có rất nhiều việc phải dựa vào họ.
Nếu tới 30 tuổi mà vẫn không có tư tưởng liều mình, hết mình cho công việc, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, vậy thì con cái làm sao được học trường tốt, ba mẹ bị bệnh làm sao có thể tự do rút tiền ra đi chữa trị! Vì vậy, 30 tuổi nhất định phải "liều", phải tăng tốc, hết mình cho công việc, vì cha mẹ, vì con cái và vì cả chính bản thân mình.
20 tuổi "học" - 30 tuổi "liều"
40 tuổi "chừa"
Khổng Tử nói "tứ thập nhi bất hoặc", ý muốn nói 40 tuổi, trải qua đủ mọi phong ba bão táp, gặp qua vô vàn tình huống éo le, nếm trải không biết bao nhiêu chua ngọt đắng cay, người đàn ông đã trở nên chín chắn rất nhiều. Rất nhiều chuyện đã hiểu rõ ràng, không còn mơ hồ, hoang mang.
Tuy nhiên, người đàn ông ở độ tuổi 40, thông thường mà nói đều đã có những thành tựu nhất định, trừ những người không cầu tiến ra, ngoài ra, đây cũng là giai đoạn cám dỗ nhiều nhất, vì vậy, một người 40 tuổi phải học cách "chừa", thuốc lá rượu bia, sự hiếu thắng, sự ham chơi, danh lợi nhất thời... tất cả những tật xấu này, phả học cách "chừa" chúng ra.
Tất cả những thói quen xấu của thời trẻ, phải học cách buông bỏ. Nó không chỉ cho thấy trách nhiệm với bản thân mà còn là trách nhiệm với gia đình.
50 tuổi "bỏ"
Khổng Tử nói "ngũ thập nhi tri thiên mệnh", người tới tuổi 50, cái gì cần trải qua cũng đã trải qua rồi, ngộ ra được bản thân mình theo đuổi cái gì, biết rằng nửa đời còn lại của mình nên sống ra sao, có nhân sinh quan, thế giới quan của riêng mình.
Vậy mới nói, 50 tuổi, nên học cách "bỏ", đừng cưỡng cầu bất cứ điều gì. Thứ không có được không nên quá chấp niệm. Học cách buông bỏ mới có được nhiều hơn.
Sau 50 tuổi, nên bồi dưỡng cho mình một vài sở thích mới, quen một vài người bạn mới, làm phong phú cuộc sống của mình hơn một chút.
40 tuổi "chừa" - 50 tuổi "bỏ"
60 tuổi "buông"
Cổ nhân nói "lục thập nhĩ thuận", ý muốn nói, người già trải sự đời nhiều, không còn chuyện gì không thuận mắt thuận tai nữa. Lời thế nào cũng nghe được lọt tai, cũng phân biệt được phải trái đúng sai, trắng đen rõ ràng.
Bước vào tuổi 60, học cách buông bỏ, có công việc cũng nên nghỉ hưu rồi, đi làm cũng đã mấy chục năm, việc kiếm tiền cũng nên bỏ xuống rồi.
Lúc này, ở nhà gần gũi hơn với con cháu, nghe lời con cháu một chút, trao quyền lợi lại cho con cái, bao nhiêu khúc mắc, vướng bận cho qua được thì hãy cho qua hết đi! Cả nhà hòa thuận vui vẻ mới là quan trọng nhất.
60 tuổi "buông"
20 tuổi học, 30 tuổi "liều", 40 tuổi "chừa", 50 tuổi "bỏ", 60 tuổi "buông" chính là thái độ sống nên có trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó nói với chúng ta rằng, ở những độ tuổi khác nhau nên làm những việc phù hợp với lứa tuổi đó, đừng để lại hối tiếc cho cuộc đời. Lúc trẻ nỗ lực làm việc, chăm chỉ kiếm tiền.
Già hơn một chút rồi cố gắng có cho mình cuộc sống tự do, không quá quỵ lụy vào con cái, đời người, như vậy là viên mãn rồi!
Bất kể bạn ở độ tuổi nào, hãy đi làm những việc bạn nên làm ở độ tuổi đó. Sống với tiết tấu của riêng mình, đừng ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Việc bạn cần làm là không vội vàng, không so sánh, sống có trách nhiệm với bản thân. Nhìn chuẩn phương hướng, không hoang mang, kiên định bước về phía trước là được.