Ngăn Mỹ tấn công, Nga thiết lập hệ thống cảnh báo sớm tên lửa cho Trung Quốc

Anh Minh |

Sau tuyên bố rằng Nga sẽ giúp nước láng giềng và đối tác quốc phòng thân cận là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cuộc tấn công bằng tên lửa vào tháng 12 năm 2019, đã có báo cáo về tiến độ nhanh chóng trong công việc thuộc chương trình này.

Nga và Mỹ hiện là những quốc gia duy nhất trên thế giới có hệ thống cảnh báo như vậy, dựa vào đó để phát hiện tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa của đối phương đang bay tới và cho phép các nước này trả đũa trước khi bị tấn công.

Mục đích là để ngăn chặn một đối thủ siêu cường cố gắng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu để loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù, bằng cách đảm bảo rằng các cuộc tấn công hạt nhân trả đũa sẽ được thực hiện trước khi tên lửa của đối phương tiếp cận mục tiêu.

Theo Military Watch, nhu cầu của Bắc Kinh về hệ thống phòng thủ này đã tăng lên đáng kể khi Trung Quốc ngày càng trở thành mục tiêu trong các kế hoạch tăng cường binh lực ở phương Tây, và khi Mỹ có kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung ở Thái Bình Dương để bổ trợ kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện có của mình.

Sergei Boyev, giám đốc điều hành Công ty Vimpel, thiết kế trưởng hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga, tuyên bố về việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm cho Trung Quốc:

"Hôm nay, chúng tôi đang tiến hành công việc ở một số khu vực, trên các phần tử của hệ thống theo các hợp đồng đã ký, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát không gian. Có những thành công nhất định, kết quả nhất định…

Hợp tác đang được tiến hành một cách có kế hoạch và tất cả những gì liên quan đến những điều cụ thể hơn sẽ là hiểu ở giai đoạn tiếp theo, khi các nghiên cứu sơ bộ đã hoàn thành và các đánh giá được đưa ra”.

Trong khi nhìn chung Trung Quốc có ngành công nghiệp quốc phòng lớn hơn Nga và được cho là đã vượt qua nước láng giềng về một số công nghệ quan trọng, từ lớp phủ máy bay hấp thụ radar đến liên kết dữ liệu và tên lửa không đối không, Nga vẫn dẫn đầu về một số công nghệ mà họ có thể để cung cấp cho nước láng giềng khổng lồ của mình để tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ.

Tiếp cận với các công nghệ không phải một mà là hai trong ba nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới, là một lợi ích chính trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với quy mô của Nga hoặc Mỹ, và hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của họ, có vai trò tạo ra lớp răn đe chiến lược thứ hai cũng nhỏ và nhìn chung kém tinh vi hơn so với hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc cũng thiếu máy bay ném bom hạt nhân tầm xa liên lục địa, nhánh thứ ba trong bộ ba hạt nhân của cả hai quốc gia, mặc dù điều này có thể sớm thay đổi khi Lực lượng Không quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc dự kiến đưa vào hoạt động máy bay ném bom tàng hình tầm xa H-20 trong tương lai gần - dự kiến sẽ có lợi thế lớn so với các đối thủ hiện tại của Mỹ và Nga là B-2 và Tu-160.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Type 096 sắp tới của Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ và Nga, đồng thời sẽ sử dụng một loạt các công nghệ thế hệ tiếp theo để mang lại mức độ yên tĩnh chưa từng có.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại