"Ngấm đòn" trừng phạt của Mỹ, Nga mất bạn hàng mua vũ khí lớn nhất

Khánh Minh |

Ấn Độ, từng là nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, đã tạm ngừng thanh toán các hợp đồng hiện có và từ chối ký hợp đồng mới, trong đó có thương vụ S-400.

Tờ Vedomosti trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga đã không nhận được các khoản thanh toán của chính phủ Ấn Độ kể từ tháng 4 năm nay.

Các ngân hàng Ấn Độ bắt đầu chặn các khoản giao dịch sau khi Rosoboronexport và hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng Nga bị Mỹ trừng phạt và cắt thanh toán bằng đồng đô la.

Các ngân hàng Ấn Độ lo sợ các biện pháp trừng phạt thứ cấp theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt - CAATSA. Đạo luật này trừng phạt tất cả các bên liên quan ngay cả khi họ không tham gia giao dịch trực tiếp.

Rosoboronexport đang xem xét khả năng chuyển đổi thanh toán bằng các đồng nội tệ như đồng ruppee Ấn Độ, đồng rúp Nga , đồng dirham của UAE - theo lời Tổng giám đốc Alexander Mikheev.

Tuy nhiên, việc thay đổi thanh toán chỉ liên quan đến những hợp đồng cũ, trong khi Ấn Độ không vội vã ký bất kỳ hợp đồng mới nào.

Từ năm 2007-2015, Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay không có hợp đồng mới nào được ký kết giữa New Delhi với Mátxcơva.

Tháng 1.2018, việc đàm phán hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 mà được Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi thống nhất sơ bộ, đã đi vào ngõ cụt.

Theo tờ Defence News, Ấn Độ không chấp nhận các điều khoản giao hàng và giá cả của Nga. Rosoboronexport đòi 5.5 tỉ USD và từ chối chuyển giao công nghệ tên lửa dẫn đường.

4 tháng sau, Ấn Độ đóng băng một dự án với Nga nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 dựa trên Su-57.

Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Bộ trưởng Quốc phòng Sanjay Mitra thông báo với Nga về việc Ấn Độ rút khỏi chương trình bắt đầu từ đầu những năm 2000 này.

New Delhi không hài lòng với các điều khoản tài chính của hợp đồng, cũng như các thông số công nghệ của máy bay, mà theo họ, không tương thích với chiến đấu cơ thế hệ 5 về tàng hình và điện tử.

Ấn Độ chi ngân ngân sách quốc phòng để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cùng các loại vũ khí trị giá 8 tỉ euro, đồng thời mua hệ thống tên lửa phòng không NASAM-2 mới nhất của Mỹ với giá 1 tỉ USD.

Mùa hè này, Mỹ trao cho Ấn Độ quy chế đối tác ưu tiên trong ủy quyền thương mại các mặt hàng chiến lược (STA-1). Điều này mở ra khả năng Ấn Độ có thể mua lại các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ một cách đơn giản, kể cả hệ thống phòng thủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại