Nga trở thành “vùng đất cấm” của Mỹ và phương Tây bằng cách nào?

Đức Trí |

Vừa qua Nga đã tiến hành một hành động mang tính cách mạng và đã biến Nga thành “vùng đất cấm” đối với Mỹ và phương Tây, hành động này cũng một lần nữa chứng minh tầm “nhìn xa trông rộng” của Tổng thống Putin.

Gần đây, theo báo cáo của giới truyền thông, Quân đội Nga đã triển khai các radar khổng lồ và hiện đại trên toàn bộ biên giới Nga, hiện một thế hệ mạng radar cảnh báo sớm chiến lược mới đã được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu.

Đây là một hệ thống radar mang tính cách mạng, mở ra một “trào lưu” phát triển radar chống tàng hình tầm xa mới trên thế giới. Ngoài ra, điều này cũng đánh dấu việc Tổng thống Putin hoàn thành lời hứa của mình khi biến Nga thành “vùng đất cấm” của Mỹ và phương Tây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã triển khai một số lượng lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu để đối phó với Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ vẫn không rút số lượng vũ khí hạt nhân này và trong các cuộc tập trận hàng năm của NATO, mỗi năm đều tiến hành ít nhất 6 cuộc tập trận phóng vũ khí hạt nhân chiến thuât.

Được biết, mạng radar cảnh báo sớm của Nga chủ yếu do radar cảnh báo sớm chiến lược Voronezh và radar tầm xa Container tạo thành.

Trong đó, radar Voronezh phụ trách nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ Nga, còn radar Container thực hiện nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu tàng hình từ cự ly siêu xa, lên đến 3.000 km. Toàn bộ máy bay và tên lửa tàng hình Mỹ đã trở nên “vô dụng” khi đối mặt với hệ thống radar mới của Nga.

Hàng quý Mỹ cũng tiến hành kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và lực lượng hỗ trợ hạt nhân. Có thể thấy rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật do Mỹ triển khai ở châu Âu vẫn là “một thanh kiếm sắc treo trên đầu Nga”.

Để giải quyết mối đe dọa này, Nga cần có một hệ thống radar có thể theo dõi thường xuyên “mọi ngõ ngách” ở châu Âu.

Nga trở thành “vùng đất cấm” của Mỹ và phương Tây bằng cách nào? - Ảnh 2.

Radar Container có thể theo dõi các mục tiêu tàng hình từ cự ly siêu xa, lên đến 3.000 km. Nguồn: Sina.


Ngoài ra, trong các cuộc chiến tranh hiện đại, thì việc giành được quyền thống trị trên không cũng tương đương với việc giành quyền thống trị thế giới. Một khi mất quyền thống trị trên không, Hải quân và Lục quân ngay lập tức trở thành các “mục tiêu sống”.

Để đối phó với mối đe dọa từ 3 vũ khí tàng hình lợi hại của Mỹ là máy bay chiến đấu F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2, nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng cường nghiên cứu các biện pháp nhằm phát hiện các mối đe dọa này từ xa, tuy nhiên, đến nay có thể nói mới chỉ có Nga làm được điều này, khi mà hoàn thành thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm chiến lược mới bao trùm Nga và châu Âu cùng một số khu vực khác.

Đáng chú ý là Nga đã công bố một cách vô điều kiện bản đồ vùng phủ sóng của radar Container. Tướng Nga thậm chí còn công khai tuyên bố rằng, “trong thời gian tới sẽ không còn góc chết trong lãnh thổ và biên giới Nga”.

Radar Container đã bao phủ hầu hết các nước châu Âu, nhưng Nga không muốn “nhìn chằm chằm” vào châu Âu bằng Container. Mục tiêu quan trọng hơn của radar Container đó là theo dõi khu vực Tây Á, Trung Á, Trung Đông và đến tận bang Alaska của Mỹ.

Nga trở thành “vùng đất cấm” của Mỹ và phương Tây bằng cách nào? - Ảnh 4.

Máy bay F-35 của Mỹ sẽ ra sao khi không còn khả năng tàng hình trước radar của Nga? Nguồn: Sina.


Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, radar Container của Nga chính là một “đòn hiểm” đối với chiến dịch quảng bá khả năng tàng hình của F-35 Mỹ. Ngay sau khi Mỹ chế tạo thành công F-35, nhiều quốc gia trên thế giới sẵn sàng chi số tiền “khủng” để được sở hữu loại máy bay “vô đối” này, nhất là các nước Trung Đông.

Tuy nhiên, với việc Nga đưa radar Container vào trực chiến, thì máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ đã bị mất hoàn toàn chức năng tàng hình, điều này buộc các quốc gia châu Âu và Trung Đông phải cân nhắc lại các bản hợp đồng mua sắm F-35 với Mỹ.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, sự ra đời của radar Container một lần nữa chứng minh tầm nhìn xa của Tổng thống Putin. Mặc dù Nga là cường quốc quân sự thứ hai của thế giới, nhưng nền kinh tế Nga đang bị tụt hậu nghiêm trọng và trước những áp lực từ Mỹ, dân tộc Nga đang phải “gồng mình” đối phó.

Do vậy, Tổng thống Putin ngoài việc chủ động “xuất kích” trên mặt trận ngoại giao thì trong lĩnh vực quân sự, ông cũng tiến hành những bước “đi tắt đón đầu”, trong đó chủ yếu tập trung vào việc phát triển các loại trang bị được coi là “sát thủ” của các vũ khí hiện đại Mỹ. Những phương tiện chiến tranh bất đối xứng này đã thực sự làm cho người Mỹ “run sợ”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại