Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ: Cả thế giới nín lặng chờ kịch bản xấu?

Bảo Lam |

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Moscow đã kịp cung cấp cho Caracas những khí tài chiến đấu nào để sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất nếu nổ ra chiến sự?

Trong bài viết mang tựa đề "Россия вооружила Венесуэлу до зубов, но это не поможет - Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng bằng đó chưa đủ", tác giả Viktor Sokirko nhận định một số kịch bản nếu xảy ra xung đột vũ trang ở quốc gia Nam Mỹ này.

Venezuela ngày càng nóng lên

Theo Viktor Sokirko, thế giới đang nín lặng chờ đợi các đội tàu sân bay của Hạm đội hải quân Mỹ trên biển Caribe, các máy bay tiêm kích F-35 và ném bom B-2 gầm thét trên bầu trời Venezuela, lực lượng lính thuỷ Mỹ đột kích bờ Đại Tây Dương.

Chính kịch bản "can thiệp dân chủ" theo kiểu cũ này dường như là thứ mà Washington muốn gây ra với Caracas. Chiến tranh sẽ không xảy ra – theo cách hiểu thông thường.

Theo những công nghệ kiểu mới – hậu thuẫn phe đối lập, cung cấp vũ khí cho họ, kéo các quốc gia láng giềng vào những hành động quân sự, lật đổ chính quyền hiện thời (thường không thân Mỹ), gây tác động đổ vỡ lên nền kinh tế.

Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ: Cả thế giới nín lặng chờ kịch bản xấu? - Ảnh 1.

Tàu sân bay của Mỹ phô diễn lực lượng.

Và chỉ sau đó, khi đẩy đất nước vào cuộc nội chiến, mới thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa với vai trò thành viên của một liên quân nào đó. Người Mỹ đã chứng tỏ điều này tại Nam Tư, Iraq, Libya và Syria.

Cho nên quân đội Venezuela, với số lượng khiêm tốn so với các nước láng giềng (123 nghìn binh lính và 220 nghìn dân quân) mà được bù đắp bằng vũ khí hiện đại và năng lực đào tạo tốt, sẽ không cần phải chiến đấu với người Mỹ.

Còn với các nước như Brasil và Columbia bị kích động bởi Mỹ, thì Venezuela hoàn toàn có thể bị cuốn vào các trận chiến giáp biên với các nhóm biệt kích chống phá.

Quân đội Venezuela, bên cạnh những khả năng chiến đấu trực tiếp, là một công cụ đầy sức mạnh để gây tác động chính trị trong nước.

Không phải ngẫu nhiên nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaydo vội vàng tuyên bố về việc binh lính ủng hộ người biểu tình, còn cá nhân ông định tiến hành các cuộc gặp mặt bất hợp pháp với các tướng lĩnh.

Tổng thống Nicolas Maduro cũng tựa lưng vào quân đội và tin vào sự trung thành với lời thề như người tiền nhiệm Hugo Chavez mà luôn được binh lính tôn vinh.

Ở Moscow, không phải ngẫu nhiên mà một trong những con phố (dù không lớn) được đặt tên tổng thống Venezuela – Hugo Chavez không chỉ là người bạn thân thiết, mà còn là khách hàng tốt của Nga. Mỗi chuyến công du của ông đều kết thúc bằng việc ký kết các bản hợp đồng mua vũ khí và khí tài chiến đấu giá trị lớn.

Dù mua vũ khí bằng tiền đi vay, nhưng việc tái trang bị vũ khí cho quân đội được đặt trọng tâm vào những mẫu vũ khí Nga đã khiến Điện Kremlin trân trọng. Chavez không kịp thực hiện ý tưởng đó của mình tới cùng, nhưng tinh thần đó đã được ông Maduro kế thừa và tiếp tục các mối liên lạc về quân sự với Moscow.

Nói cách khác, "kẻ ngoại đạo" Guaydo đã kịp tuyên bố rằng dự định xem xét lại các bản hợp đồng vũ khí của Nga. Không lẽ tên ông ta được đặt cho một con phố ở Washington?

Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ: Cả thế giới nín lặng chờ kịch bản xấu? - Ảnh 2.

Tổ hợp pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch.

Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ?

Tất nhiên, không phải tất cả vũ khí và khí tài chiến đấu của quân đội Venezuela đều do Nga sản xuất, nhưng vũ khí Nga luôn là những loại hiện đại nhất trong tất cả các quân binh chủng, từ Lục quân cho tới Không quân, và đương nhiên là trong lực lượng phòng không nữa.

Từ năm 2006, hơn 100 nghìn khẩu súng tiểu liên AK-103 đã được cung cấp cho Venezuela. Thành phần các đơn vị tăng thiết giáp được bổ sung thêm 92 xe tăng T-72B1V của Nga – lực lượng được coi là "cú đấm thép" chủ lực.

123 xe chiến đấu bộ binh BMP-3M với hệ thống phòng vệ tăng cường, hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại, động cơ tuốc bin và tổ hợp phòng vệ chủ động "Arena-E" được coi là những cỗ máy chiến đấu tốt nhất của lục quân Venezuela.

Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ: Cả thế giới nín lặng chờ kịch bản xấu? - Ảnh 3.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3M

114 xe thiết giáp chở quân BTR-80A do Nga sản xuất phù hợp một cách hoàn hảo đối với các điều kiện về khí hậu và địa lý Venezuela và tỏ ra vượt trội so với tất cả những loại xe trước đây về chất lượng.

Trong lực lượng pháo binh có 50 khẩu pháo tự hành 152mm "Msta-S", 24 tổ hợp pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad và 12 tổ hợp pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch.

Mặc dù có khoảng gần 40 máy bay trực thăng vận tải và tuần tra xuất xứ từ cả Mỹ và Nga nhưng hàng Nga chiếm chủ yếu gồm 10 chiếc trực thăng tấn công Mi-35M2, 16 chiếc Mi-17V5 đa năng do Nhà máy trực thăng Kazan sản xuất và 3 chiếc vận tải hạng nặng Mi-26.

Niềm tự hào của Không quân Venezuela là hơn 20 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2V của Nga mà được bàn giao cho quốc gia này vào giai đoạn 2006-2008, vượt trội so với F-16 và thậm chỉ cả F-15 của Mỹ.

Sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược T-160, cùng các máy bay vận tải quân sự hạng năng An-124 và tầm xa IL-62M luôn được chào đón nồng hậu ở Venezuela.

Các tàu chiến của Nga trong lực lượng hải quân quốc gia này không có mặt, và hạm đội hải quân với số lượng rất ít – 3 tàu hộ vệ tên lửa của Ý, 2 tàu ngầm mang ngư lôi của Đức và một vài chục tàu cao tốc tuần tra va pháo hạm cận bờ.

Hệ thống phòng không của Venezuela – niềm tự hào không chỉ của các lính phòng không bản địa, mà của cả các chuyên gia Nga, những người đã giúp họ tổ chức hệ thống phòng thủ có chiều sâu rất khó xuyên thủng.

Khí tài của Nga đóng vai trò của mình, trước tiên là các hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey 2500 có khả năng chống lại một cách hiệu quả những mục tiêu khí động học ở khoảng cách lên tới tối đa 250km (tầm phát hiện – tối đa 300km) và ở độ cao từ 25m đến 30.000m.

Nga trang bị cho Venezuela tận răng, nhưng chưa đủ: Cả thế giới nín lặng chờ kịch bản xấu? - Ảnh 4.

Lưới lửa phòng không của Venezuela rất hiện đại và có chiều sâu.

Hai đơn vị phòng không này với gần 30 bệ phóng đã được mua. Vòng thứ hai của hệ thống phòng không là tên lửa phòng không Buk-M2E (12 tổ hợp) và những hệ thống phòng không S-125 được nâng cấp lên chuẩn Pechora-2M (24 hệ thống) có tầm bắn từ 30-50km.

Vòng trong cùng của hệ thống phòng thủ sẽ do 12 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 và vài nghìn tên lửa phòng không vác vai "Igla-S" chịu trách nhiệm.

"Quân đội Venezuela đã có "chiếc răng nanh" nhờ mua vũ khí của Nga, bao gồm cả những phiên bản mới nhất, giúp tăng rõ rệt khả năng chiến đấu. Bên cạnh đó cần nhấn mạnh rằng tái trang bị vũ khí ở đây vẫn chưa kết thúc và đang ở đâu đó giữa lộ trình, cho nên nói về sự hoàn hảo của Các lực lượng vũ trang Venezuela còn hơi sớm.

Bởi vậy trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang trên lãnh thổ của mình, họ sẽ gặp phải một loạt khó khăn.

Nếu Washington vẫn quyết định tham gia một cuộc phiêu lưu nữa để "lật đổ chế độ", thì công tác chuẩn bị cho chiến dịch này sẽ mất khá nhiều thời gian. "Bóp chết" Venezuela ngay là điều không thể, có nghĩa sẽ phải chuẩn bị dài hạn, thu hút các nước thứ ba tham gia vào cuộc xung đột, bao gồm cả những quốc gia láng giềng.

Có nghĩa là sẽ có thời gian dành cho Quân đội Venezuela và các đồng minh, bao gồm cả Nga và Trung Quốc mà khó chấp nhận ngậm đắng nuốt cay trước Mỹ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ khiến Thế chiến thứ ba nổ ra…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại