Tổng thống Nga Vladimir V. Putin và người đồng cấp Biden trong cuộc gặp vào tháng 6 tại Thụy Sĩ. Ảnh: The New York Times
Kể từ khi Tổng thống Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách đây 9 tháng, Mỹ đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt vào Nga, tiếp tục cấp vũ khí và đào tạo quân đội Ukraine. Đại sứ quán Mỹ tại Moskva còn ngừng cấp thị thực bắt nguồn từ bất đồng liên quan đến quy định về nhân sự.
Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 6, đã có hàng loạt sự kiện trao đổi khác diễn ra giữa hai nước. Trong đó có 3 chuyến thăm đến Moskva của các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Biden từ tháng 7 và nhiều cuộc gặp khác giữa quan chức hai nước tại Phần Lan cùng Thụy Sĩ.
Trao đổi nghiêm túc về kiểm soát vũ khí cũng đã bắt đầu được tổ chức. Cố vấn cấp cao Nhà Trắng về công nghệ mới và mạng, bà Anne Neuberger đã tham gia vào hàng loạt cuộc họp trực tuyến không công khai rộng rãi với những người đồng cấp ở Điện Kremlin.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu John Kerry đã dành 4 ngày tại Moskva trong tháng 7.
Trong khi đó, đặc phái viên của Mỹ về Iran Robert Malley cũng tham gia các cuộc đối thoại tại Moskva vào tháng 9. Phó Thủ tướng Nga Aleksei Overchuk cũng đã gặp gỡ bà Sherman và Cố vấn An ninh Quốc gia Nga Jake Sullivan. Trước truyền thông, ông Overchuk miêu tả các cuộc gặp này là "rất tốt và thành thật".
Quan chức từ cả hai quốc gia đều nhận xét rằng các cuộc đối thoại không gặt hái được đáng kể nhưng giúp ngăn chặn căng thẳng Mỹ-Nga rơi vào tình trạng không thể kiểm soát. Một quan chức cấp cao Nhà Trắng chia sẻ với tờ New York Times rằng Mỹ vẫn kỳ vọng có thể hợp tác với Nga về một số vấn đề trong đó có kiểm soát vũ khí.
Những đối thoại đáng kể nhất giữa các quan chức Mỹ và Nga liên quan đến nội dung hai nước gọi là "ổn định chiến lược"-cụm từ xoay quanh kiểm soát vũ khí truyền thống và lo ngại về công nghệ với như trí thông minh nhân tạo có thể vô tình dẫn đến chiến tranh.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và nhiều quan chức Nhà Trắng miêu tả đây là "điểm sáng" trong mối quan hệ hai nước.
Quân đội Nga lên máy bay tham gia một cuộc tập trận vào tháng 4. Ảnh: Reuters
Đối với Nhà Trắng, các cuộc thảo luận với Nga cũng là cách để tránh bất ngờ địa chính trị có thể ập đến gây ảnh hưởng đến ưu tiên của Tổng thống Biden hiện nay là Trung Quốc và vấn đề nội địa.
Mặc dù Tổng thống Biden sẽ không gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rome (Italy) và Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Scotland) vào ngày 1-2/11 nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri S. Peskov vào tháng 10 tuyên bố rằng một cuộc gặp khác vào năm nay giữa hai nhà lãnh đạo là "khá hiện thực".
Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov vào ngày 31/10 cho biết ông đã trao đổi ngắn với Tổng thống Biden tại Rome và nhà lãnh đạo Mỹ "nhấn mạnh về cam kết của ông với các liên lạc trong tương lai".
Các nhà phân tích cũng đánh giá Tổng thống Putin gần đây cũng bắn tín hiệu riêng của ông. Trong một hội nghị vào tháng 10, phía Iran đặt câu hỏi với nhà lãnh đạo Nga Putin về việc Tổng thống Biden rút quân khỏi Afghanistan.
Tổng thống Putin đã ca ngợi quyết định của người đồng cấp Mỹ và bác bỏ quan điểm cho rằng việc rút quân khỏi Afghanistan sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Washington.