Radar Hướng dương của Nga có khả năng phát hiện tiêm kích F-35 và có thể nó sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhờ khả năng ưu việt.
Theo thông tin từ hãng thông tấn AVP, một số quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến việc mua trạm radar Podsolnukh của Nga ngay lập tức.
Radar Hướng dương mới nhất của Nga có khả năng phát hiện các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35, F-22 và các mục tiêu bay thấp. Đó chính là lý do nhiều nước quan tâm đến radar Hướng dương của Nga.
Radar Hướng dương có khả năng phát hiện các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm.
Theo hãng thông tấn AVP, các cuộc đàm phán đã bắt đầu, nó cho phép các quốc gia khác trên thế giới sở hữu loại radar độc đáo. Thông tin về loại radar có tính năng ưu việt này được cung cấp bởi cộng đồng Telegram.
Với nhiều thông tin đã có, người ta thực sự biết rằng trạm radar Podsolnukh của Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình và có thể đã được tính đến việc tích hợp radar này với các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa khác. Việc kết hợp, nó sẽ mang lại lợi thế có một không hai và toàn diện để chống lại máy bay tàng hình.
Thông tin về radar Hương dướng của Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông, bởi sự xuất hiện của nó khiến niềm tự hào về thế hệ máy bay thứ năm của Mỹ mất đi ưu thế. Khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được coi là ưu việt, giúp chúng hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị cao nhưng với Hướng dương, Mỹ có thể sẽ bị vỡ mộng.
Máy bay chiến đấu của Mỹ đã bị vô hiệu hoá thiết bị hỗ trợ dẫn đường vì hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Ngày 12/7, hãng thông tấn AVP cũng đăng tải thông tin khiến dư luận quan tâm, đó là hệ thống tác chiến của Nga đã vô hiệu hoá máy bay chiến đấu F-35 và F-22 của Mỹ. Quân đội Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu F-35 và F-22 đã bị vô hiệu hoá thiết bị hỗ trợ dẫn đường.
Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có liên quan đến sự cố nghiêm trọng với máy bay chiến đấu F-35 và F-22. Theo quân đội Mỹ, do tác động trực tiếp kéo dài của hệ thống tác chiến điện tử Nga mà hoạt động của hệ thống định vị máy bay bị gián đoạn. Trong suốt chuyến bay, các máy bay chiến đấu hầu như không thể quay trở lại căn cứ.
“Trước đó, tạp chí National Interest của Mỹ đã đề cấp đến việc, Nga đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống tác chiến điện tử có khả năng truyền tín hiệu GPS giả để gây khó khăn cho quân đội Mỹ ở Syria. Có một số trường hợp, các máy bay chiến đầu hiện đại nhất của Mỹ như F-22 và F-35 đi lạc đường và rất khó quay trở lại căn cứ”, thông tin được đăng tải trên Sokhu.
Vụ việc chính xác xảy ra ở đâu và khi nào không được báo cáo lại. Nhưng, các chuyên gia từ AVP cho rằng, chúng ta dường như đang nói đến khu vực không phận gần Alaska, nơi các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ thường thực hiện các chuyến bay.
Đánh giá từ thông tin có được, AVP nhận định, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã chặn hoàn toàn liên lạc của máy bay chiến đấu với vệ tinh. Với uy lực mạnh mẽ của hệ thống tác chiến điện tử, chúng ta đang nói về phạm vi ảnh hưởng là không nhỏ.