Nga đang đến, bám sát động tĩnh quân sự Na Uy?

An Bình |

Na Uy đã lắp đặt một trạm quan sát ở phía đông bắc dọc theo biên giới Nga, cách Vòng Bắc cực khoảng 250 dặm, NPR đưa tin tuần trước.

Một nhóm thanh tra Nga dự kiến sẽ đến thăm một cơ sở của Lực lượng Vũ trang Na Uy vào ngày 12 tháng 11, theo đúng thỏa thuận Vienna năm 2011, ông Serge Ryzhkov, người đứng đầu Trung tâm Giảm thiểu Rủi ro Hạt nhân Quốc gia Nga, nói với các phóng viên hôm thứ Hai.

Đoàn kiểm tra sẽ đến thăm một cơ sở quân sự thời bình ở Na Uy nằm trong khu vực phù hợp. Sau đó, họ sẽ được thông báo về các nhân viên và phần cứng quân sự liên quan đến cơ sở này, ông Ryzhkov nói mà không giải thích chi tiết.

Thỏa thuận Vienna năm 2011 quy định các bên ký kết thuộc Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) thực hiện một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh để tăng tính công khai và minh bạch đối với các hoạt động quân sự được tiến hành trong khu vực nhóm OSCE quy định.

Đặc biệt, thỏa thuận này cũng bao gồm một cuộc trao đổi thông tin quân sự giữa các lực lượng ở Châu Âu trên cơ sở thực hiện các chuyến thăm đánh giá.

Các thanh tra Nga đến thăm Na Uy đến sau khi NPR đưa tin rằng quốc gia Bắc Âu này đã lắp đặt một đài quan sát gần hòn đảo nhỏ Vardo, nơi có hệ thống radar giám sát quân sự do Mỹ tài trợ. Mục tiêu của cơ sở này là để theo dõi sức mạnh Nga ngày càng tăng ở Bắc Cực.

Động thái trên được thực hiện sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov bày tỏ lo ngại về việc NATO tăng cường triển khai lực lượng trên lãnh thổ Na Uy, cả định tính và định lượng.

"(Hành động của Na Uy-pv) cũng được thực hiện cho việc hiện đại hóa sân bay cho nhu cầu của liên minh Bắc Đại Tây Dương, cũng như nâng cấp các bến cảng để tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân của Mỹ", ông Lavrov nói trong cuộc họp với người đồng cấp Na Uy Ine Eriksen Soereide vào cuối tháng trước.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhắc lại rằng đã có vài trăm lính Mỹ "ở Na Uy, và lực lượng Anh dự kiến sẽ theo sau.

"Đương nhiên, chúng ta nên tính đến điều này trong kế hoạch quân sự của mình để những mối đe dọa này không thành hiện thực", ông Lavrov nhấn mạnh và nói thêm rằng Nga đang thực hiện tối thiểu những gì cần thiết để cảm thấy an toàn.

Hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Moscow có thể có biện pháp đối phó nếu Mỹ tiến hành hiện đại hóa cơ sở radar Globus 2 ở Vardo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đã chỉ ra rằng tại thời điểm đó, Moscow có mọi lý do để tin rằng cơ sở radar sẽ được sử dụng cho mục đích giám sát chống lại Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại