Theo như nguồn tin này thì việc đàm phán sẽ được bắt đầu vào mùa đông năm nay tại Ấn Độ và hiện tại mới chỉ ở giai đoạn đầu. Các cuộc tham vấn được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác giữa các ủy ban liên chính phủ song phương, với sự tham gia của đại diện Bộ Công thương và các Nhà máy đóng tàu của Nga.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (nay là tàu 012 Lý Thái Tổ của HQND Việt Nam). Nguồn ảnh: nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.
Số lượng tàu, phiên bản cũng như nơi đóng hiện vẫn chưa được quyết định. Tuy nhiên, theo nguồn tin này thì trong trường hợp ký hợp đồng, các tàu Gepard của Ấn Độ sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Đây cũng là nơi đóng 4 tàu Gepard của Hải quân nhân dân Việt Nam).
Nguồn tin của trang FlotProm cho biết, một trong những nội dung thảo luận là vấn đề động cơ của con tàu. Phía New Delhi vẫn chưa quyết định lựa chọn nhà chế tạo động cơ nào cho các khinh hạm lớp Gepard.
Khinh hạm tên lửa lớp Gepard được đóng trên cơ sở tàu tuần hộ tống đề án 11661, do Viện Thiết kế Zelenodolsk phát triển. Hiện tại có các phiên bản như Gepard 3.9, Gepard 5.3 và phiên bản tàu tuần tra xa bờ Gepard 5.1.
Tàu Tatarstan, kỳ hạm của Hạm đội biển Caspian, Nga.
Chiếc tàu lớp Gepard đầu tiên mà Nga đóng (đặt ky vào năm 1993) vốn dành cho Hải quân Ấn Độ, tuy nhiên sau đó phía Ấn Độ đã từ chối tiếp tục hoàn thiện chiếc tàu này. Con tàu này sau đó đã được hoàn thiện cho Hải quân Nga và mang tên "Tatarstan". Con tàu gia nhập biên chế vào năm 2003 và cho đến năm 2017, nó là kỳ hạm của Hạm đội biển Caspian.
4 tàu Gepard 3.9 khác đã được đóng cho Hải quân nhân dân Việt Nam, chúng được theo 2 hợp đồng riêng biệt với cặp đầu tiên trong giai đoạn 2006 - 2011 và cặp thứ hai trong giai đoạn 2013 - 2018.
Ông Andrei Frolov, Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu vũ khí đã tỏ ra nghi ngờ về việc thành công của các cuộc đàm phán.
Theo ông, nếu phía Ấn Độ quyết định từ chối động cơ của Nga, các nhà thiết kế phải điều chỉnh lại thiết kế con tàu để phù hợp với loại động cơ khác (có thể là của Ấn Độ hoặc động cơ turbine khí của hãng Rolls-Royce. Điều này sẽ tốn thời gian và kéo dài thời gian chuyển giao tàu cho phía Ấn Độ.
Phía nhà máy Zelenodolsk hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin này.