Nga đã vô tình "tặng" công nghệ tàng hình cho Mỹ như thế nào?

Bảo Lam |

Nhờ một nghiên cứu có từ lâu, các nhà khoa học Mỹ đã có thể gần như hoàn thành công tác chế tạo máy bay sử dụng công nghệ "Stealth" (Tàng hình).

Theo trang mạng discussio.ru, hơn 40 năm trước, vào tháng 12/1977, nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên - chiếc máy bay Have Blue (biệt danh "Hopeless Diamond") của Lockheed đã cất cánh. Nó được coi là chiếc máy bay thực sự đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình.

Mục đích của phát kiến hết sức bí mật này là giảm dấu nhận biết của chiếc máy bay trên màn hình radar xuống bằng kích thước một con chim.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vì sự xuất hiện của các tên lửa phòng không nên Mỹ lo sợ đánh mất ưu thế trên không của mình trước những lực lượng của khối Hiệp ước Warsaw. Ít ra viễn cảnh này đã đe dọa họ trong những kịch bản được chính họ mô phỏng.

Các máy bay do thám chiến lược U-2, và cả những máy bay SR-71 "Blackbird" sau này được phủ một lớp sơn hấp thụ radar. Thêm vào đó, hình dáng của chiếc SR-71 cũng đã làm giảm đi khả năng tiếp sóng radar trên bề mặt.

Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện các máy bay, chứ không làm cho chúng trở thành tàng hình. Chúng có thể thoát khỏi các tên lửa phòng không nhờ độ cao và vận tốc bay.

Nga đã vô tình tặng công nghệ tàng hình cho Mỹ như thế nào? - Ảnh 1.

Nguyên mẫu Have Blue "HB1001". Ảnh: Wiki

Sự giúp đỡ vô tình từ Liên Xô

Theo discussio.ru, số phận may mắn mỉm cười khi các nhà khoa học Mỹ đã có thể gần như hoàn thành công tác chế tạo chiếc máy bay sử dụng công nghệ "Stealth" (Tàng hình) nhờ một nghiên cứu có từ lâu của nhà khoa học người Nga Petr Ufimtsev.

Ông đã nghiên cứu một mô hình toán học để có thể tính toán sự phản xạ tia radar dạng hình học. Nghiên cứu viên hàng đầu của Mỹ, ông Ben Rich, sau này gọi phương trình đó là "sự đột phát trong công nghệ Stealth".

Ưu thế quân sự trên không của Mỹ cho đến nay vẫn dựa trên công nghệ Stealth. Các cường quốc cạnh tranh như Trung Quốc và Nga mãi tới năm 2017 mới trình làng những nguyên mẫu đầu tiên.

Đối thủ bất lực

Nhờ công nghệ Stealth, các máy bay lại có được ưu thế mà chúng từng nắm giữ vào đầu Thế chiến thứ Hai, khi vẫn chưa có radar. Ưu thế hiện nay khác so với trước đây bởi vì các radar vẫn phát hiện được máy bay địch. Sự bất cân bằng tạo ra cho các máy bay Mỹ ưu thế đặc biệt.

Ngay chiếc máy bay nguyên mẫu thứ hai của chương trình, HB1002, đã chứng tỏ được những kết quả thuyết phục trong các lần bay thử nghiệm trong môi trường radar và hệ thống phòng không. Chiếc máy bay HB1002 gần như không bị phía phòng ngự phát hiện.

Trên cơ sở ý tưởng này đã ra đời chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên với công nghệ Stealth, F-117A Nighthawk. Thiết kế xấu xí của các máy bay nguyên mẫu và máy bay F-117A giống như các tinh thể kim cương đánh bóng được kéo dài ra.

Thêm vào đó, những thiết kế xấu xí không phải để phục vụ mục đích giảm thiểu khả năng phản xạ tia radar. Nguyên nhân hoàn toàn khác: Các máy tính khi đó không thể tính toán được sự phản xạ của thiết kế tròn và phức tạp. Không phải ngẫu nhiên mà chúng giống như những mô hình 3D trong các trò chơi điện tử đời đầu.

Nga đã vô tình tặng công nghệ tàng hình cho Mỹ như thế nào? - Ảnh 2.

Máy bay tàng hình F-117A Nighthawk của Mỹ. Ảnh: Wiki

Công tác nghiên cứu chế tạo những nguyên mẫu được tổ chức hết sức bí mật. Công chúng chỉ biết tới công nghệ Stealth khi F-117 đã được sử dụng trong cuộc đổ bộ vào Panama năm 1989 và cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990.

Hiện nay công nghệ này được ứng dụng trên máy bay ném bom chiến lược Northrop B-2, máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-22 và trong các phiên bản của dòng F-35. Rất khó đáp ứng được các yêu cầu thiết kế của công nghệ Stealth, thiết kế khí động học phải nhường chỗ cho thiết kế để có thể tránh được sóng radar.

Sắp đến hồi tàn của giai đoạn?

Trong những năm gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy thời kỳ của các máy bay tàng hình có thể sắp chấm dứt. Công nghệ Stealth chỉ có thể hấp thụ tia sóng bình thường của các trạm radar.

Tuy nhiên, rõ ràng chỉ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các lực lượng vũ trang Mỹ mới đang sở hữu những công nghệ có thể vô hiệu hoá Stealth.

Cho đến nay, khi cuộc xung đột giữa những cường quốc này chưa xảy ra, tất cả các giả thiết tương tự hoàn toàn mang tính đầu cơ thông tin. Mặt khác, các máy bay có sử dụng công nghệ Stealth cho tới nay đã chiếm ưu thế trước những đối thủ tụt hậu rất nhiều về công nghệ của mình.

Máy bay tàng hình F-117A

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại