Tiêm kích MiG-35 được mô tả tương đương với F-35 của Mỹ, tuy nhiên khi xuất hiện thực tế và so sánh kỹ thuật trước đây thì MiG-35 không được như mong đợi, nó chỉ là bản thiết kế lại của MiG-29.
Theo nhiều chuyên gia, những đặc điểm ấn tượng như chỉ ở trên giấy đặc biệt là các thiết bị điện tử không được như F-35 và khả năng tàng hình cũng kém hơn.
MiG-35 là một tiêm kích đa năng có thể thực thi nhiều nhiệm vụ không đối không, không đối đất và được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử tối tân nhất để có thể tiêu diệt các tiêm kích thế hệ mới cũng như các mục tiêu đa dạng trên không, mặt đất và trên biển.
Tiêm kích thế hệ 4++ Mikoyan MiG-35
MiG-35 sử dụng khung của MiG-29M1, trước đây được biết đến với tên gọi MiG-29OVT (MiG-29M2 và MiG-29MRCA được dùng để gọi những phiên bản có 2 chỗ ngồi).
Được đưa ra thị trường dưới tên gọi MiG-35 nó đang được kì vọng là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.
Tuy nhiên trái ngược với sự kì vọng ban đầu khi mà MiG-35 đã gây thất vọng và làm thất bại trong chương trình MMCRA (chương trình đấu thầu cung cấp 126 chiến đấu cơ cho Ấn Độ).
Một phần nguyên nhân do tầm phát hiện mục tiêu thực tế của radar không đạt được như hồ sơ, động cơ Klimov RD-33MK cũng không đạt được hiệu suất theo yêu cầu của không quân Ấn Độ.
Riêng không quân Nga cũng từ chối hợp đồng mua MiG -35 đến năm 2016.
Trước tình hình khó khăn đó, công ty MiG đã nâng cấp lên bản mới và trong ngày 21/6 đã xuất hiện thông tin nói rằng ở sân bay chuyên dụng Tretyakovo thử nghiệm lần đầu tiên những mẫu máy bay tiêm kích MiG-35 mới.
Đây là phát biểu của đại diện công ty MiG - Anastasia Kravchenko.
Tổng công ty chế tạo máy bay của Nga đã bắt tay ngay vào việc nâng cấp cơ sở vật chất của sân bay Tretyakovo để thử nghiệm máy bay MiG mới.
Theo Anastasia Kravchenko, hiện đại hóa toàn bộ sân bay Tretyakovo cho phép ứng dụng các hệ thống tự động hiện đại để kiểm tra và điều khiển các chuyến bay ở mặt đất, đồng thời hệ thống sân bay thử nghiệm này sẽ được coi là một trong những sân bay tốt nhất không chỉ ở Nga mà còn trên thế giới.
"Chúng tôi sẽ xây dựng một trạm điều khiển của chỉ huy, các tòa nhà hành chính cũng như một đường băng được thiết kế lại hoàn toàn. Tiếp tục nâng cấp về công nghệ các hệ thống định vị, radar, điện sân bay và tất cả các công trình kỹ thuật bên ngoài khác.
Tất cả điều này nhằm tăng tính an toàn khi thực hiện bay thử nghiệm"- đại diện của tập đoàn sản xuất máy bay MiG cho biết thêm.
Nếu thử nghiệm thành công với những kì vọng đó, thì dòng máy bay tiêm kích MiG sẽ trở lại guồng quay để đối trọng với các dòng máy bay cùng thế hệ của Mỹ.
Lấy lại niềm tin trước năm 2017 của không chỉ Không Quân Nga mà còn không quân của một số nước trên thế giới.