Vụ phóng thử tên lửa đánh chặn 53T6 nằm trong cơ cấu tổ hợp A-135 là kế hoạch nhằm củng cố tiềm lực quốc phòng của Nga.
Nguồn tin trên cho biết, toàn bộ các yêu cầu đề ra đối với tên lửa đánh chặn 53T6 vừa được phóng đều đạt yêu cầu.
Được biết, Nga thường xuyên bắn thử tên lửa đánh chặn 53T6 nằm trong cơ cấu tổ hợp A-135 tại bãi thử Sary-Shagan, nằm bên bờ hồ Balkhash, miền Đông Kazakhstan. Mục tiêu của vụ phóng thử là kiểm tra hệ thống điện tử tích hợp của hệ thống vừa được nâng cấp và khả năng tác chiến của hệ thống sau nhiều năm niêm cất.
Hệ thống radar Don-2NP, thành phần chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow.
Theo yêu cầu của hiệp ước ABM với Mỹ và NATO, các tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp A-135 đều được đặt trong giếng phóng cố định.
Trung tâm chỉ huy nhiệm vụ phòng thủ tên lửa của Nga.
Tên lửa đánh chặn sử dụng nhiên liệu rắn 53T6 được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu đạn đạo. Tuy theo nhiệm vụ, đạn tên lửa đánh chặn này có thể mang theo đầu đạn nổ chùm phá mảnh định hướng hay hạt nhân chiến thuật.
Trong cơ cấu của tổ hợp A-135, đạn tên lửa 53T6 thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tầng bình lưu và tầng ngoại vi khí quyển Trái đất. Dòng đạn đánh chặn này được trang bị chính thức từ đầu những năm 2000 và Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch thay thế chúng trong tương lai gần bằng thế hệ đạn đánh chặn nhỏ gọn hơn.
Cùng với A-135, Nga hiện phát triển và thử nghiệm tổ hợp phòng thủ tên lửa mới với tên mã A-235 Nudol. Điểm khác biệt chính của tổ hợp này so với A-135 là toàn bộ các thành phần của tổ hợp được đặt trên xe đặc chủng để mở rộng phạm vi tác chiến và tăng tính cơ động.
Với đạn tên lửa mới, A-235 sẽ đảm nhiệm khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa (tầng ngoại vi của khí quyển) còn A-135 với các giếng phóng cố định sẽ tiếp tục đảm nhiệm bảo vệ Moscow ở tầm gần và tầm trung.