Nếu nấu cơm chỉ cho nước vào nồi rồi bật nút nấu thì thật thiếu sót, bảo sao cơm thường kém thơm, không dẻo.
Cơm là lương thực chính không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người. Cơm không chỉ đem lại cảm giác no mà còn chứa nhiều vitamin B (B1, B3, B6) và chất xơ. Bên cạnh đó, lớp ngoài của hạt gạo chứa các khoáng chất như magie, sắt, kẽm,… rất bổ dưỡng.
Thông thường, khi nấu cơm, mọi người chỉ vo gạo rồi cho cơm vào nồi, thêm nước vừa đủ và bật nút nấu. Tuy nhiên đầu bếp lại cho rằng, nếu chỉ làm như vậy thì chưa đủ, cần phải thực hiện thêm 3 bước dưới đây, cơm sẽ vừa trắng, ngon, thơm và dẻo.
Vo gạo
Vo gạo giúp loại bỏ các bụi bẩn, tạp chấp có bên ngoài hạt gạo. Nhiều người cho rằng hạt gạo nhiều bụi bẩn chính vì thế đã vo rất kỹ, vo đi vo lại nhiều lần đến khi hạt gạo trở nên trắng trong thì mới thôi. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn sai lầm.
Bạn nên nhớ rằng, khi vo gạo quá kỹ sẽ làm cho những dưỡng chất bên ngoài hạt gạo sẽ bị mất đi nhiều, làm cho cơm chỉ còn lõi tinh bột bên trong.
Trong khi đó, chỉ tiêu thị tinh bột sẽ khiến cơ thể gặp những nguy cơ về bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay béo phì...
Khi chúng ta vo gạo kỹ làm dưỡng chất bên ngoài hạt gạo như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6... sẽ bị hao hụt, cơm sẽ chỉ còn phần lõi tinh bột.
Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều tinh bột sẽ khiến cơ thể có nguy cơ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp,…
Vì vậy, khi vo gạo, bạn chỉ nên vo từ 1-2 lần, cũng không nên chà xát mạnh tay gạo mà khoắng nhẹ tay để bụi bẩn và tạp chất ở bên ngoài hạt gạo trôi ra là được.
Ngâm gạo
Vo gạo xong đừng vội nấu ngay mà thực hiện thêm bước nữa đó là ngâm gạo. Cho gạo vào bát hoặc nồi rồi ngâm với nước ấm từ 10-15 phút.
Việc ngâm gạo giúp hạt gạo chín nhanh hơn, sau khi chín thì nở mềm, căng mọng và hương thơm cũng cải thiện hơn nhiều.
Thêm nguyên liệu khi nấu cơm
Từ trước đến nay, khi nấu cơm, chúng ta chỉ cho mỗi nước vào gạo rồi nấu mà chưa khi nào nghĩ đến việc phải cho thêm nguyên liệu gì vào nấu cùng.
Thực tế, nấu cơm cũng cần có kỹ năng, để cơm thơm dẻo thì phải thêm một vài gia vị sẵn có trong nhà nữa.
Sau khi đổ nước vào gạo, bạn nên cho thêm vài giọt giấm trắng và dầu ăn vào. Lưu ý, nước nấu cơm nên dùng là nước ấm hoặc nóng. Tỉ lệ gạo với nước tùy thuộc vào mỗi loại gạo.
Bạn đừng lo lắng khi cho giấm vào gạo thì cơm chín sẽ bị chua. Bạn chỉ cho một thìa nhỏ giấm nên không làm chua cơm cũng như mùi cũng rất nhanh bị bay hơi khi cơm sôi. Hơn nữa giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính. Cơm đảm bảo mềm thơm vô cùng.
Còn dầu ăn sẽ khiến cho cơm bóng, căng tròn trông rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn nhớ rằng không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn.
Không ăn ngay sau khi cơm vừa chín
Khi cơm vừa chín tới, dù đói mấy bạn cùng đừng ăn vội bởi nếu mở nắp ngay thì cơm sẽ nhanh chóng bị nguội và co lại, mùi vị cũng không ngon.
Tốt nhất nên đợi khoảng 10 phút sau khi cơm vừa chín rồi mới mở vung ra. Lúc này cơm trong nồi đã chín hoàn toàn, bên trong không còn hơi nước, cơm rất trắng và ngon, hương vị đạt mức tối đa.