Nắm giữ hàng chục tỷ euro trái phiếu, “ông trùm dầu mỏ” thuộc BRICS cảnh báo hậu quả đối với G7 nếu tịch thu tài sản của Nga

Yến Nguyễn |

Động thái mới của Ả Rập Saudi khiến EU lo ngại có thể gây ra phản ứng dây chuyền nguy hiểm đối với phương Tây nếu các quốc gia khác làm theo.

Nắm giữ hàng chục tỷ euro trái phiếu, “ông trùm dầu mỏ” thuộc BRICS cảnh báo hậu quả đối với G7 nếu tịch thu tài sản của Nga- Ảnh 1.

Bộ Tài chính Ả Rập Saudi đã thông báo tới một số nước thành viên của Nhóm G7 rằng, nước này không chấp nhận việc tịch thu tài sản phong tỏa trị giá 300 tỷ USD của Nga.

Quốc gia dầu mỏ thuộc khối BRICS ám chỉ rằng nước này có thể bán một số khoản của nợ châu Âu nếu G7 tịch thu 300 tỷ USD tài sản bị đóng bang của Nga để hỗ trợ Ukraine.

Vào tháng 5-6, G7 đã nghiên cứu nhiều phương án khác nhau liên quan đến tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga ở phương Tây. Cuối cùng, nhóm này đã đi đến thỏa thuận về kế hoạch cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine vào cuối năm, được bảo đảm bằng lãi phát sinh từ 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga.

Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Ả Rập Saudi phủ nhận việc gây sức ép lên các nước G7, đồng thời nói thêm rằng “không có mối đe dọa nào như vậy được đưa ra”.

Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập liên minh BRICS, Ả Rập Saudi và Nga đã tăng cường quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Với vị thế ngày càng lớn trên toàn cầu, Ả Rập Saudi có tiếng nói mạnh mẽ, thúc đẩy các quốc gia phương Tây xem xét lại kế hoạch này.

Để hiểu rõ hơn, lượng trái phiếu Euro và Pháp mà Ả Rập Saudi nắm giữ có thể lên tới hàng chục tỷ euro. Việc bán trái phiếu có thể chưa có tác động ngay lập tức nhưng G7 lo ngại rằng động thái này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền nguy hiểm với phương Tây nếu các quốc gia khác trên thế giới làm theo Riyadh, khiến cả hai loại tiền tệ này rơi vào vòng xoáy.

Các nước EU đang cân nhắc phản ứng với Ả Rập Saudi, nhưng hành động này nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngoại giao ngày càng tăng của Saudi Arabia trên trường thế giới.

Saudi Arabia vẫn chưa có lập trường cụ thể về cuộc xung đột ở Ukraine sau khi bỏ qua hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Thụy Sĩ vào tháng trước và từ chối ký thông cáo chung của hội nghị.

Trước đó, Ả Rập Saudi đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Ukraine vào tháng 8/2023. Quốc gia này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán trao đổi tù binh lớn giữa Ukraine và Nga, liên quan đến gần 300 người vào tháng 9/2022.

Đồng thời, Ả Rập Saudi vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga. Mối quan hệ này đã được củng cố sau cuộc xung đột ở Ukraine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại