Phản ứng im lặng của Moscow đối với chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Joe Biden không có gì đáng ngạc nhiên, và đã nói lên rất nhiều điều. Điện Kremlin có thể đang chuẩn bị tinh thần để đối đầu nhiều hơn với Washington, khi chính sách của Mỹ đối với Nga ngày càng cứng rắn.
Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xấu đi tới ở thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, mặc dù Tổng thống Trump có mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Nga Putin.
Bản thân ông Putin cũng từng ghi nhận "lời lẽ sắc bén chống Nga" của Tổng thống Mỹ sắp tới. Trước cuộc bầu cử, ông Biden đã gọi Nga là “đối thủ” và là quốc gia đặt ra “mối đe dọa lớn nhất” đối với an ninh của Mỹ.
Chính sách của Mỹ đối với Nga sẽ không chỉ cứng rắn hơn mà còn chặt chẽ hơn so với thời chính quyền Trump. Nga khó có thể tìm được nhiều bạn bè trong đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ của Mỹ.
Vì sao Nga lại gặp khó dưới thời ông Biden?
Trước hết, Tổng thống đắc cử ủng hộ một liên minh NATO mạnh mẽ và sẽ sớm thực hiện các bước để trấn an và cải thiện mối quan hệ với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức và Pháp. Điều này mang lại triển vọng về một liên minh NATO hợp nhất và gắn kết hơn - về mặt chính trị và quân sự.
Ông Biden cũng ủng hộ việc tăng cường năng lực của NATO để đối phó với cả quân đội truyền thống và các mối đe dọa an ninh hỗn hợp mới.
Ông Biden đã báo trước rằng, trong quan hệ với Nga, ông sẽ tìm đến sự cân bằng giữa đối đầu với thương lượng.
Dưới thời ông Biden, Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép buộc các đồng minh NATO phải trả nhiều tiền hơn cho hoạt động phòng thủ của họ. Ông chủ Nhà Trắng tương lai cũng phản đối đường ống dẫn khí Nordstream 2.
Và một chính sách cứng rắn hơn với Nga từ Washington có thể gây khó chịu cho những đối tác châu Âu có khuynh hướng giữ hòa khí êm dịu với Nga, đặc biệt là vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, đối diện với những khác biệt khắp thế giới, ông Biden sẽ tiếp cận các vấn đề quản lý theo cách hợp lý và tôn trọng hơn.
Thứ hai, ông Biden cam kết đổi mới vai trò lãnh đạo đa phương của Mỹ, và hợp tác với các đối tác để duy trì các giá trị dân chủ và nhân quyền.
Các động thái của Quốc hội Mỹ nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà Trắng. Chính quyền mới sẽ giữ quan điểm kiên quyết với vấn đề Belarus, “thẳng tay” với chế độ Lukashenko do Moscow hậu thuẫn.
Trên phạm vi toàn cầu, ông Biden muốn Mỹ xuất hiện nhiều hơn và can dự về mặt ngoại giao, thu hẹp không gian hoạt động mà Nga đã được hưởng trong thời ông Trump dù ở châu Phi, Trung Đông hay Mỹ Latinh.
Dưới thời ông Biden, sự hỗ trợ của Mỹ đối với Kiev và các phong trào dân chủ xung quanh vùng ngoại vi của Nga có thể sẽ khiến Moscow lo ngại.
Dẫu vậy, mặc tất cả những điều đó, Điện Kremlin vẫn có thể thấy chính quyền ông Biden mở ra những cơ hội trong quan hệ hai nước.
Ông Biden có thể nhanh chóng liên hệ với Moscow để tìm cách đàm phán ít nhất là gia hạn tạm thời thỏa thuận START Mới, dự kiến sẽ hết hạn vào đầu tháng Hai.
Moscow cũng có thể sẽ nhận được sự nhất quán cao trong chính sách từ chính quyền Biden. Ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, Moscow vẫn có thể đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với chính quyền Reagan.
Ông Biden và Ngoại trưởng được chỉ định là Antony Blinken cũng từng thăm Nga. Ông Biden có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Moscow vào năm 1979.
Hơn nữa, ông Biden đã báo trước rằng trong giao dịch với Nga, ông sẽ cân bằng giữa đối đầu với cam kết: "Hãy cứng rắn nhưng hãy tiếp tục trao đổi".
Điều này cho thấy một cách tiếp cận mạnh mẽ, rõ ràng, trong đó Washington sẽ sẵn sàng đối thoại và hợp tác với Nga khi cần thiết. Sẽ rất có lợi cho Washington và Moscow trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác hiệu quả hơn.
Kiểm soát vũ khí là vấn đề cấp bách. Thỏa thuận New START song phương sẽ hết hạn vào đầu tháng Hai.
Do đó, ông Biden có thể nhanh chóng liên hệ với Moscow để tìm cách đàm phán ít nhất là gia hạn tạm thời thỏa thuận.
Cũng có thể ông đề xuất những hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân Iran, khắc phục đại dịch và chống khủng bố.
Do đó, kỳ vọng mối quan hệ Mỹ-Nga sẽ trở nên sâu sắc hơn dưới thời ông Biden là không phải không có.