Mỹ và NATO "choáng váng" trước hàng rào căn cứ quân sự của Nga trên khắp thế giới

Đức Trí |

Nga đang tăng cường xây dựng các căn cứ quân sự ở các khu vực địa chính trị trên thế giới nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, đồng thời hạn chế Mỹ, NATO mở rộng ảnh hưởng, nhất là ở khu vực Trung Đông.

Theo báo cáo của hãng thông tấn TASS của Nga, trước sự thay đổi của mô hình chiến lược quốc tế và môi trường an ninh địa chính trị trong những năm gần đây, Nga đã liên tục cải thiện cơ chế triển khai lực lượng, xây dựng căn cứ ở các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), và đã mở rộng ảnh hưởng đến các khu vực địa chính trị khác để ổn định khu vực, bảo vệ lợi ích cốt lõi của Nga.

Trong đó, để củng cố kết quả chiến đấu ở Syria, Quân đội Nga cũng đang lựa chọn các khu vực trọng yếu của Syria để xây dựng thêm các sân bay và căn cứ quân sự mới.

Xây dựng một “hàng rào an ninh” ngay trước “cửa nhà”

Theo báo cáo, Nga đã thiết lập nhiều căn cứ Lục quân và Không quân ở khu vực Trung Á, Kavkaz (khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á) và Đông Âu.

Đặc biệt trong khuôn khổ nhiệm vụ phòng không liên hợp CIS, Nga đã thiết lập 6 căn cứ hàng không và trạm radar ở Belarus, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia.Xây dựng một "hàng rào an ninh" ngay trước "cửa nhà"

Những căn cứ này là nền tảng để Nga cùng các quốc gia nói trên tiến hành tăng cường hợp tác kỹ thuật, triển khai huấn luyện liên hợp. Hiện tại, hệ thống phòng thủ không gian chung giữa Nga và Belarus cơ bản đã hoàn thành, trạm radar thứ 474 ở Baranavichy của Belarus đã trở thành điểm hỗ trợ quan trọng của hệ thống này.

Mỹ và NATO choáng váng trước hàng rào căn cứ quân sự của Nga trên khắp thế giới - Ảnh 2.

Căn cứ không quân Kant của Nga, cách thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan về phía đông khoảng 20km. Nguồn: Sohu.

Nga, Belarus, Kazakhstan và Tajikistan cũng thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tình báo phòng thủ không gian chung, trong đó, trạm trinh sát điện tử 1109 của Tajikistan, trạm radar 49 của Kazakhstan đã trở thành "tiết điểm" trọng yếu của hệ thống truyền tải và thu nhận thông tin, Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu đã nhiều lần đến thị sát các trạm này.

Ngoài ra, Quân đội Nga và Belarus cũng nhiều lần triển khai diễn tập phòng không chung. Căn cứ không quân Kant của Nga ở Kyrgyzstan cũng đã tăng gấp đôi giá trị của mình trong "trò chơi" địa chính trị giữa Nga và Mỹ ở Trung Á , và trở thành "hòn đá tảng" của Nga để củng cố an ninh địa chính trị Trung Á.

Mỹ và NATO choáng váng trước hàng rào căn cứ quân sự của Nga trên khắp thế giới - Ảnh 3.

Căn cứ quân sự 102 của Nga ở Armenia. Nguồn: Sohu.

Trên phương diện căn cứ Lục quân, căn cứ quân sự 201 ở Tajikistan và căn cứ quân sự 102 ở Armenia, cũng như cụm lực lượng gìn giữ hòa bình ở Moldova đã trở thành "hàng rào" an ninh của Nga chống lại lực lượng khủng bố, ly khai ở Trung Á và vùng Kavkaz.

Cùng với đó, căn cứ thử nghiệm, phóng không gian Baikonur được Nga thuê ở Kazakhstan được gọi là địa điểm thử nghiệm phóng không gian cấp quốc gia thứ năm của Nga, và hiển nhiên tầm quan trọng của căn cứ này là điều không cần bàn cãi.

"Điểm tựa" quan trọng cho việc thiết lập lợi ích khu vực

Nga đã thiết lập các "điểm tựa" quân sự ở nước ngoài trong các lĩnh vực quan tâm, thông qua bảo vệ quyền lợi hợp pháp và các hành động quân sự ở nước ngoài.

Sau cuộc xung đột giữa Nga và Georgia, Nga đã thiết lập các căn cứ quân sự thứ 4 và 7 ở Nam Ossetia và Abkhazia (lãnh thổ tranh chấp ở phía đông biển Đen và sườn tây-nam của dãy Kavkaz), mỗi căn cứ có quy mô hơn 4.000 quân, được trang bị hệ thống phòng không S-300, máy bay không người lái và các đơn vị tác chiến điện tử.

Mỹ và NATO choáng váng trước hàng rào căn cứ quân sự của Nga trên khắp thế giới - Ảnh 5.

Căn cứ quân sự số 7 của Nga nằm ở phía tây Abkhazia. Nguồn: Sohu.

Các căn cứ này trở thành "đầu cầu" để Nga đối phó với hoạt động mở rộng ảnh hưởng quân sự của NATO về phía đông. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, "sự bình thường hóa" của căn cứ Sevastopol cũng được truyền thông Nga gọi là "một khoản tiền vinh quang".

Qua hơn bốn năm chiến tranh chống khủng bố ở Trung Đông, Nga không chỉ tăng cường ảnh hưởng quốc tế ở cấp chiến lược, đối với cấp chiến thuật, dựa vào các căn cứ quân sự ở nước ngoài Nga cũng thành công tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria.

Trong số đó, căn cứ hỗ trợ kỹ thuật vật liệu Tartus được nâng cấp thành căn cứ hải quân, điều này góp phần cải thiện đáng kể khả năng của căn cứ này và cũng cho phép các tàu chiến lớn bao gồm tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân chiến lược có thể cập cảng, từ đó bảo đảm an ninh cho các tàu chiến của Nga hoạt động ở Địa Trung Hải.

Mỹ và NATO choáng váng trước hàng rào căn cứ quân sự của Nga trên khắp thế giới - Ảnh 6.

Căn cứ Hải quân Tartus của Nga ở Syria. Nguồn: Sohu.

Căn cứ không quân Hmeymim cũng được Nga nâng cấp kho vũ khí, nhà chứa máy bay và mở rộng đường băng sân bay, đến nay căn cứ đã có đủ điều kiện cho phép các máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga cất hạ cánh.

Căn cứ không quân Al-Qamishli Nga được thuê của Syria cuối năm 2019 có 3 nhiệm vụ chính gồm: Triển khai máy bay trực thăng để phối hợp với máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ở căn cứ Hmeymin; tối ưu hóa hoạt động chỉ huy và điều phối; phân bổ nhiệm vụ và nâng cao năng lực bảo đảm hậu cần.

Mỹ và NATO thời gian qua nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Nga tăng cường xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài và cho rằng, hành động của Nga đã "phá hoại" sự cân bằng chiến lược của các bên ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, số lượng căn cứ quân sự của Nga còn rất lâu nữa mới có thể đuổi kịp Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại