Đây có thể là ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, hoạt động ở độ sâu lớn và cơ động với tốc độ cao. Các lực lượng hải quân Mỹ và đồng minh không có cách nào tìm kiếm, phát hiện và ngăn chặn được.
Điều đó có nghĩa là không có giải pháp nào có thể bảo vệ được mạng sống của hàng triệu người, nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ.
Dự án Poseidon, ban đầu mang tên gọi là Kanyon hoặc Status 6, được công bố lần đầu tiên vào tháng 11.2015 khi mật danh và những bức ảnh của vũ khí xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga.
Theo nguồn thông tin thời điểm đó, ngư lôi có thể cơ động trên khoảng cách 6.200 dặm (10 nghìn km), chiều sâu lặn ngầm tối đa 1km và tốc độ tối đa 56 hải lý (103km/h), tương đương với 64 dặm/htrên đất liền.
Ngư lôi không người lái được chuyển đổi thành tên gọi Poseidon năm 2018. Trong năm 2019 sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.
Hãng tin TASS, dẫn nguồn tin thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, Moscow sẽ mua 32 ngư lôi Poseidon, 16 ngư lôi UUV hạt nhân được trang bị cho Hạm đội biển Bắc và 16 cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Những ngư lôi UUV Poseidon thuộc Hạm đội biển Bắc có thể tấn công các mục tiêu ở châu Âu, Canada và bờ đông Mỹ, hạm đội Thái Bình Dương có thể tấn công Nhật Bản, Canada và bờ tây Mỹ.
Poseidon sẽ là ngư lôi lớn nhất được thiết kế bởi bất kỳ quốc gia nào, với đường kính 6,5 feet (gần 2m) và chiều dài 65 feet (20m). Ngư lôi chạy bằng năng lượng trạm nguồn nguyên tử, cho phép dễ dàng vượt qua vùng nước Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Ngư lôi UVV được dẫn đường bằng hệ thống quán tính hiện đại nhất và mệnh lệnh điều chỉnh từ sở chỉ huy, cho phép không phải nổi lên mặt nước sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS (Glonass) điều hướng.
Đầu đạn nhiệt hạch ban đầu được đưa ra là 200 megaton nhưng thông tin mới nhất chỉ dừng ở mức 2 megaton. Mặc dù không quá khủng khiếp so với đương lượng nổ 200 megaton, nhưng 2 megaton là 2.000 kiloton và vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima chỉ có sức công phá 16 kiloton.
Với kích thước của Poseidon, mỗi tàu ngầm vận tải có thể mang hai ngư lôi, bao gồm tàu ngầm Sarov và Khabarovsk. Tàu ngầm có thể phóng ngư lôi hướng về mục tiêu trên khoảng cách rất xa.
Poseidon, với tốc độ lớn sẽ không khó bị phát hiện nhưng sẽ rất khó để ngăn chặn khi UUV bơi với tốc độ 56 hải lý (gần 100km/h), tốc độ của ngư lôi vượt qua cả tàu ngầm tấn công hạt nhân và ngư lôi tấn công Mk - 48 dẫn đường hạng nặng của Hải quân Mỹ .
Ba mươi hai tên lửa Poseidon mang đầu đạn đa megaton có thể gây tổn thất cực kỳ khủng khiếp các thành phố của Mỹ và NATO.
Một đòn tấn công vào San Francisco, với ngư lôi phát nổ dưới Cầu Cổng Vàng, sẽ gây thương vong hơn nửa triệu người và gây nhiễm xạ trên một vùng biển rộng, bụi phóng xạ sau sóng thần sẽ lan tỏa trong không khí tới tận bắc Nevada.
Một ngư lôi Poseidon nổ bên cạnh Tượng Nữ thần Tự do trên cảng New York sẽ khiến nửa triệu người thiệt mạng ngay lập tức, làm bị thương khoảng hai triệu người nữa, nhiễm xạ toàn bộ lãnh thổ ở phía bắc Portland, Maine.
Các cuộc tấn công tàn khốc như địa ngục sẽ được thực hiện nhiều lần nhằm vào các mục tiêu trên bờ biển Mỹ và các quốc gia đồng minh, tạo lên cơn sóng thần cao hàng chục mét, khiến bụi phóng xạ lan tỏa rộng trên đất liền.
Danh sách mục tiêu chính xác sẽ do Moscow lên kế hoạch, nhưng có hai địa bàn chắc chắn bị tấn công là Kitsap, Washington và Kings Bay, Georgia, các căn cứ Hải quân Mỹ trên bờ biển phía đông và phía tây, có sứ mệnh thực hiện dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo Mỹ.
Không có những căn cứ đó trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, những tàu ngầm hạt nhân không thể quay về bến để nhận tên lửa, các dịch vụ hậu cần kỹ thuật khác.
Nhưng Poseidon không phải là vũ khí tấn công phủ đầu. Poseidon không đột nhiên tấn công tiêu diệt đối phương không có cảnh báo. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể đến Mỹ trong vài phút, nhưng Poseidon cần hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày để tiếp cận mục tiêu. Đây chính là đòn phản công hủy diệt của Nga.
Poseidon được thiết kế như một vũ khí tấn công phản kích, ngăn cản kẻ thù tấn công Nga bằng ngư lôi hạt nhân "Ngày tận thế". Nếu chiến tranh hạt nhân không bùng phát, ngư lôi Poseidon vẫn nằm trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Tại sao Nga phát triển loại vũ khí kinh hoàng như vậy? Moscow thực sự quan ngại các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, trong tình huống Washington rút khỏi hiệp định INF sẽ được tăng cường để bao vây lãnh thổ Nga, ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Khi Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ đến biên giới nước Nga, có hàng nghìn tên lửa đánh chặn được triển khai, có thể vô hiệu hóa tất cả các tên lửa hạt nhân trong giai đoạn bay lên thượng tầng khí quyển.
Trừ khi Nga có vũ khí đánh trả, có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa, trong tình huống ngược lại lực lượng răn đe hạt nhân Nga có thể vô giá trị với tên lửa phòng không đánh chặn Mỹ.
Poseidon là loại vũ khí hạt nhân mới đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Trước hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, ngư lôi UUV Poseidon có thể giáng đòn huy diệt cuối cùng vào Mỹ và đồng minh sau khi cuộc chiến tranh hạt nhân bùng nổ.
Kết hợp với các loại vũ khí khác, ngư lôi "Ngày tận thế" có thể sẽ là dấu chấm cuối cùng cho nền văn minh nhân loại và hủy diệt hoàn toàn nền công nghiệp, nông nghiệp không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia đồng minh.
Hệ thống ngư lôi UUV Poseido "Ngày tận thế " trên khoang phương tiện mang. Ảnh minh họa: Foxtrot Alpha.