Vào những năm 1960 quân đội Mỹ đã nghiêm túc nghiên cứu loại vũ khí này, tuy không bao giờ được triển khai vì nhiều lý do, nhưng từ đó xuất hiện rất nhiều ý tưởng tương lai liên quan hỗ trợ cho việc triển khai ba lô phản lực này tới chiến trường Việt Nam.
Vào năm 1967 công ty Bell Aerosystems đã phát triển một tài liệu kế hoạch phác thảo hình ảnh ba lô phản lực (một loại phương tiện quân sự mệnh danh Hệ thống cơ động hạng nhẹ viết tắt là LMS) dùng trong chiến đấu.
Bell là một nhà thầu cho Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nghiên cứu Bell Rocket Belt suốt vài năm và sau 3000 chuyến bay họ đã phát triển một thiết bị dạng ba lô phản lực mới với tên gọi Dây đai phản lực năm 1968.
Hình ảnh phác thảo lính Mỹ dùng ba lô phản lực trên một cánh đồng ở Việt Nam. (Ảnh: Bell Aerosystems)
Giống như rất nhiều các công nghệ quân sự khác, ý tưởng đưa ra đầu tiên cho công dụng Dây đai phản lực là mục tiêu trinh sát. Các mẫu máy bay không người lái và rô bốt đầu tiên cũng được dùng để trinh sát trước khi được vũ khí hóa. Theo báo của Công ty Bell chiếc ba lô phản lực nhỏ gọn, điểu khiển nhanh với khả năng né tránh nhạy.
Trích từ báo cáo cho biết: “Hệ thống có khả năng vận hành nhanh chóng trên một khu vực rộng hơn so với tuần tra trinh thám mặt đất.” Nó cung cấp một phương tiện xác định thông tin tình báo nhạy bén hơn các nguồn lực khác. Bao gồm các nhiệm vụ như cung cấp an ninh tại điểm và sườn cho các đơn vị di chuyển.
Hình ảnh phác thảo lính trinh sát Mỹ dùng ba lô phản lực đổ bộ lên bãi biển ở Việt Nam. (Ảnh: Bell Aerosystems)
Bản báo cáo lưu ý rằng vì là phương tiện phục vụ cho hoạt động trinh sát, nên các vũ khí phải có độ giật tối thiểu nhất. Cho rằng nếu độ giật quá cao sẽ đẩy một người lính mất kiểm soát và bay xoáy trên không.
Ngoài việc trinh sát, Bell cũng cho rằng những chiếc ba lô phản lực này sẽ có tác dụng trong các hoạt động tâm lý chiến. Theo báo cáo ba lô phản lực có thể dùng để rải truyền đơn, dễ dàng mang theo các thiết bị tuyên truyền như radio hay máy chiếu và phát thanh từ loa công suất lớn.
Hình ảnh phác thảo lính mỹ dùng ba lô phản lực hỗ trợ đoàn xe trên chiến trường Việt Nam. (Ảnh: Bell Aerosystems)
Các lợi ích của hệ thống ba lô phản lực đã được nhấn mạnh trong giao chiến, ví dụ như khả năng trốn thoát nhanh chóng khỏi quân địch và tiềm năng sử dụng trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Nhưng công nghệ tương lai này sẽ không giới hạn trong lĩnh vực phòng thủ, trang 22 của bản báo cáo mô tả hoạt động của ba lô phản lực khi tiến công.
Trích từ bản báo cáo:
Một lượng lớn binh lính có thể đổ bộ trực tiếp vào vị trí xác định hay gần đó trước khi quân địch phục hồi từ loạt hỏa lực dọn đường. Tốc độ và sự chủ động của đợt tiến công sẽ tối đa hóa sự bất ngờ và gây choáng váng cho lực lượng phòng thủ của quân địch. Ba lô phản lực có thể cung cấp sự cơ động cần thiết để dọn dẹp các tòa nhà và cơ sở tập trung đông quân địch.
Do cự li ngắn, hỗ trợ định hướng sẽ không cần thiết và cũng không thiết thực trong cuộc tiến công. Tuy nhiên liên lạc là điều quan trọng để duy trì kiểm soát chặt chẽ và tiến hành bất kỳ sự thay đổi điều khiển nào.
Ba lô phản lực có thể sử dụng trong việc kết nối sự di chuyển và vị trí mục tiêu cho các đơn vị tăng thiết giáp.
Hình ảnh minh họa lính trinh sát Mỹ dùng ba lô phản lực đổ bộ lên bãi biển ở Việt Nam. (Ảnh: Bell Aerosystems)
Điều được nhấn mạnh nhất chính là lợi ích của các cuộc tiến công “vừa đánh vừa chạy” (hit and run) cũng như việc sử dụng “đòn nhử” các cuộc tấn công nhanh và có giới hạn để đánh lừa quân địch khỏi cuộc tấn công chính vào vị trí khác.
Bản báo cáo cũng giải thích rằng “Tốc độ và sự cơ động sẽ cho phép triệt thoái ngay lập tức và phòng ngừa giao tranh tiếp diễn với các lực lượng mạnh hơn. Khoảng thời gian có lợi nhất để rút lui hay tái định hướng có thể được tận dụng.” Điều này được coi là vô cùng hợp lý vì ba lô phản lực sẽ thu hút sự chú ý và tạo ra đòn đánh lạc hướng hoàn hảo.
Bản báo cáo cũng giải thích rằng ba lô phản lực vô cùng hữu ích trong chiến tranh sinh hóa, đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam khi Quân đội Mỹ giao tranh tiếp xúc với Chất độc da cam và các hóa chất khác.
Trích từ bản báo cáo:
Ba lô phản lực hữu ích trong các nhiệm vụ hóa học cấp thấp như vận chuyển khẩn cấp kiểm soát bạo loạn hay tung hỏa mù. Việc sử dụng hơi cay trong các chiến dịch chống nổi dậy đã cho thấy khá hiệu quả và ba lô phản lực sẽ cung cấp hệ thống vận chuyển và phản ứng nhanh chính xác cho loại hình này.
Động cơ tuốc-bin phản lực có thể dễ dàng thích nghi để vận hành như một máy phun khói trên không. Chúng ta sẽ có một hệ thống phản ứng nhanh có thể phủ khói lên một phạm vi nhỏ biểu tình.
Các hoạt động này có thể nằm trong cự li tầm bắn của kẻ địch. Nếu bán kính hoạt động nhỏ sẽ không cần đến hỗ trợ định hướng tuy nhiên di chuyển trong phạm vi hoạt động lại cần đến hỗ trợ. Liên lạc cũng cần thiết cho việc điều phối và chỉ dẫn.
Hình ảnh minh họa lính trinh sát Mỹ dùng ba lô phản lực hoạt động trên sông ở Việt Nam. (Ảnh: Bell Aerosystems)
Đến cuối bản bảo cáo, ba lô phản lực rõ ràng không chỉ là một hình ảnh trong cuộc chiến tranh Việt Nam thảm khốc kết thúc 8 năm sau khi ý tưởng này ra đời. Công ty Bell đã phác thảo một chiếc ba lô phản lực có tiềm năng vận dụng trong mọi cuộc chiến trong tương lai bao gồm viễn cảnh mà báo cáo này gọi là “Chiến tranh hạt nhân ở Trung Âu”.
Như chúng ta đã biết, ba lô phản lực chưa bao giờ được thử nghiệm trong giao tranh tại Việt Nam. Nhưng đã có rất nhiều ý tưởng tương lai theo sau.
Ví dụ như khoản chi 3 triệu đô la mỗi năm của quân đội Mỹ trong cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 vào thí nghiệm chương trình điều khiển thời tiết nhằm gây sạt lở và phá hủy cầu đường.
Chiến dịch mệnh danh Popeye có những thành công nhất định nhưng nó đã cho thấy người Mỹ sẽ làm tất cả thậm chí thao túng thời tiết để tránh khỏi thất bại chắc chắn mà cựu Bộ trưởng Robert McNamara đã nhận ra từ năm 1965.
Hình ảnh minh họa sự đa dạng của hệ thống từ sơ tán thương binh đến bắt cáp vượt sông. (Ảnh: Bell Aerosystem)
Mỹ cũng tiêu tốn gần 1 tỷ đô mỗi năm từ 1968 đến 1973 cho một chương trình tương lai với tên gọi Chiến dịch Igloo White. Ý tưởng tạo ra một hàng rào ảo dùng các cảm biến công nghệ cao và máy bay không người lái để tấn công miền Bắc Việt Nam. Điều đó tuy đã thất bại hoàn toàn nhưng lại mở đường cho các công nghệ được đem về nước và sau cùng được sử dụng tại biên giới Mỹ- Mexico.
Chiếc ba lô phản lực bị loại bỏ vì lượng nhiên liệu khổng lồ cho chuyến bay rất ngắn, vấn đề này đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục nên chiếc ba lô chưa bao giờ đặt chân về đến Mỹ.