Mỹ tâm điểm Iran và Venezuela: Nga quay ngoắt mặt trận Syria

An Bình |

Theo Newsweek, khi Mỹ đang tập trung vào các vấn đề Iran và Venezuela, Nga đã gia tăng chiến dịch ở Syria.

Trong tuần qua, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton đã tuyên bố về việc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln và một lực lượng đặc nhiệm ném bom đến Vịnh Ba Tư "để đáp lại một số dấu hiệu và cảnh báo leo thang" liên quan đến Iran và việc đưa các lựa chọn quân sự vào khả năng xem xét ở Venezuela. Giữa lúc này, Moscow nhắm tới một bước đi mới tại một quốc gia mà NgaMỹ đang có cuộc cạnh tranh về lợi ích.

Xung đột Syria nóng lên

Bạo lực giữa chính phủ Syria và phiến quân ở thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Idlib đã dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn ở đó, nhưng sự thù địch đã gia tăng kể từ tuần trước khi lực lượng Nga và Syria – không còn kiên nhẫn với sự hiện diện liên tục của các nhóm cực đoan ở đây và việc các nhóm này pháo kích các thị trấn lân cận – đã tiến hành các hoạt động – điều mà Đài quan sát nhân quyền Syria SOHR cho là "sự leo thang dữ dội nhất" kể từ đạt được thỏa thuận ngừng bắn tháng 9 mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là bên bảo trợ.

Giao tranh tiếp diễn đến thứ Tư, khi căn cứ không quân H'meymim ở Moscow ở tỉnh Latakia lân cận bị hỏa lực lần thứ hai trong một tuần, theo điều mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết là hàng tá vật thể bay tới đã lực lượng phòng không "hạ gục". Và để đáp lại, "các điểm phóng khí tài này đã bị Lực lượng Không gian vũ trụ Nga và pháo binh của Quân đội Chính phủ Syria loại bỏ".

Mặc dù Hoa Kỳ đã giảm phần lớn sự ủng hộ cho lực lượng nổi dậy Syria nhưng Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng như các đồng minh Nga và Iran về một cuộc tấn công toàn diện vào Idlib.

Khu vực tây bắc Syria này, hiện nằm dưới quyền kiểm soát của nhóm Hayat Tahrir al-Sham - trước đây liên kết với Al-Qaeda, là thành trì cuối cùng sau khi các lực lượng vũ trang Syria càn quét các khu vực khác của phe nổi dậy ở phía nam năm ngoái.

Ngay trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đạt được thỏa thuận trên, Washington và Moscow đã đưa ra những lời đe dọa lẫn nhau về các bước đi tiếp theo ở Idlib khi Damascus gửi quân tiếp viện bao vây tỉnh nổi dậy này.

Khi thỏa thuận Nga – Thổ được đưa ra để xoa dịu những lo ngại về một cuộc tấn công sắp xảy ra, Hoa Kỳ một lần nữa tập trung vào việc đánh bại những tàn dư cuối cùng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở vùng phía đông của Syria.

Khó khăn duy trì cục diện

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp khó khăn để duy trì trật tự trong khu vực giảm leo thang của Idlib, nơi các nhóm như Hayat Tahrir al-Sham từ chối hạ vũ khí và rút quân.

Moscow và Damascus cũng bị cáo buộc vi phạm hiệp ước hòa bình tạm thời bằng cách tiếp tục nhắm mục tiêu vào tỉnh này – nơi có khoảng ba triệu người sinh sống và kéo theo một số thương vong về dân sự.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Tư, Đại diện cấp cao về ngoại giao của EU Federica Mogherini đã lên án "sự leo thang gần đây ở tây bắc Syria", cáo buộc các lực lượng thân chính phủ "nhắm mục tiêu vào các trường học và bệnh viện, bao gồm cả việc sử dụng nhiều thùng bom" – điều ông Assad đã bác bỏ.

Trong cuộc họp báo cùng với người đồng cấp Iran Mohammed Javad Zarif, Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Lavrov, khẳng định rằng lực lượng của ông và các đối tác Syria của họ chỉ nhắm vào các nhóm chiến binh bị cấm hoạt động.

Ông cũng phủ nhận rằng các cuộc không kích gần đây là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của đất nước ông với Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng "trong bản ghi nhớ này, không có từ nào mà những kẻ khủng bố cần được bảo vệ, ngược lại, nó khẳng định quyết tâm của các bên trong bản ghi nhớ đối với việc chống lại những kẻ khủng bố. "

Ông Lavrov cũng đề cập đến sự leo thang gần đây từ các mối đe dọa của Hoa Kỳ đối với Iran và sự hiện diện của họ trong khu vực và tác động tiềm tàng của nó đối với tình hình ở Syria.

"Mọi thứ trên thế giới này đều có mối liên hệ với nhau", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói.

"Chúng tôi nghe thấy những tuyên bố thường xuyên của Hoa Kỳ về sự cần thiết phải chấm dứt mọi ảnh hưởng của Iran không chỉ ở Syria, mà cả khu vực. Điều đó là không thực tế và không có bất kỳ cơ hội nào được coi là một chính sách nghiêm túc đối với mọi người."

Ngoài việc hỗ trợ chung cho ông Assad ở Syria, Nga và Iran cũng là thành viên của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cùng với Trung Quốc, EU, Pháp, Đức, Anh và cho đến một năm trước, cả Hoa Kỳ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại