Mỹ sẽ đưa quân đến hỗ trợ Ấn Độ đối phó Trung Quốc?

Đức Trí |

Mỹ được cho là đang chuẩn bị điều quân đến Ấn Độ để hỗ trợ New Delhi đối phó Trung Quốc, qua đó tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Mỹ được cho là đang chuẩn bị điều quân đến Ấn Độ để hỗ trợ New Delhi đối phó Trung Quốc, qua đó tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ngày 26/6, truyền thông Ấn Độ công bố thông tin chấn động: Mỹ muốn điều động quân đội đến hỗ trợ Ấn Độ đối phó Trung Quốc. Báo cáo nói rằng, Mỹ đang điều chuyển lực lượng để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Trước đó, khi được hỏi tại sao Mỹ giảm số lượng binh sĩ đồn trú tại Đức, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng, nếu quân đội Mỹ không còn đóng quân ở đó nữa, thì đó là vì họ đang được chuyển đến nơi khác.

Mỹ sẽ đưa quân đến hỗ trợ Ấn Độ đối phó Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp. Nguồn: Sina.

Đối với vấn đề điều chuyển đi đâu thì Ngoại trưởng Mỹ không trả lời rõ ràng, nhưng ông nói rằng: "Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là một trong những lý do khiến Mỹ giảm quân đồn trú ở châu Âu để triển khai ở nơi khác".

Trước đó, vào giữa tháng 6/2020, Tổng thống Trump tuyên bố, Mỹ sẽ giảm quân đồn trú tại Đức từ 50.000 xuống còn 25.000 và giảm quy mô quân đồn trú xuống còn một nửa. Lý do được đưa ra vào thời điểm đó là do Đức “nợ xấu” về chi phí quân sự cho NATO.

Thêm vào đó, Tổng thống Trump tin rằng, Đức đã bị Nga “móc” chi phí năng lượng cho Nga, trong khi đó Mỹ đã nhiều năm bảo vệ Đức trước “sự xâm lược” của Nga. Do vậy, Tổng thống Trump yêu cầu Đức trả hàng tỉ USD phí bảo vệ.

Trong hai năm qua, Mỹ đã chuẩn bị rút quân ở Châu Âu và Trung Đông, và sau đó chuyển trọng tâm sang Châu Á.

Ấn Độ là một trong những quốc gia ưu tiên của Mỹ, điều này cũng một phần là do Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu với nhau, có lợi cho chính sách của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Kể từ khi xảy ra tranh chấp biên giới Trung - Ấn vào tháng 5/2020, Mỹ đã có xu hướng can thiệp vào cuộc xung đột này. Vào thời điểm đó Tổng thống Trump đã đề cập trên Twitter: "Chúng tôi đã thông báo cho Ấn Độ và Trung Quốc rằng Mỹ đã sẵn sàng và có thể hòa giải tranh chấp biên giới hiện tại của họ".

Ngay sau cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Ladakh hôm 15/6, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã ngay lập tức lên tiếng khẳng định, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình hình của các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC).

Mỹ ủng hộ hai bên giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Mỹ sẽ đưa quân đến hỗ trợ Ấn Độ đối phó Trung Quốc? - Ảnh 3.

Quan hệ với Ấn Độ là một trong những ưu tiên của Mỹ trong chính sách ở châu Á. Nguồn: Sina.

Giới phân tích của Trung Quốc cho rằng, Mỹ không tỏ ra phản đối khi chứng kiến Trung Quốc và Ấn Độ xung đột. Trong cuộc xung đột này, Ấn Độ ở thế yếu và Mỹ đã nắm bắt tốt điều này, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ấn Độ từ đó tăng cường sự hiện diện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Từ năm 2004, Mỹ, Ấn Độ cùng với một số quốc gia đồng minh khác đã tiến hành chiến lược “chuỗi ngọc trai” để bao vây Trung Quốc ở khu vực châu Á.

Chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc lợi dụng các hoạt động hỗ trợ, đầu tư cho Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia khác để thành lập căn cứ Hải quân tại các cảng chiến lược ở các quốc gia này.

Đến nay, Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược của mình và không ngừng cảnh báo các quốc gia trong khu vực về “mối đe dọa Trung Quốc”.

Mặc dù quan hệ Mỹ - Ấn đã phải đối mặt với nhiều khó khăn kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, tuy nhiên, về căn bản, Ấn Độ không thể tách rời Mỹ. Trong những năm gần đây, Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ấn Độ và không ngừng mở rộng quy mô các cuộc diễn tập chung với Ấn Độ ở khu vực.

Đăc biệt, tháng 6/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó chính thức tuyên bố rằng, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nên Mỹ đã giảm đáng kể việc triển khai quân sự ở Thái Bình Dương trong năm 2020 nhằm hạ chế những dư luận tiêu cực trong nội bộ Mỹ.

Tuy nhiên, những căng thẳng cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn lần này đã trở thành cái cớ để Mỹ có thể tiếp tục triển khai lực lượng tại khu vực này, và Mỹ nhiều khả năng sẽ không bỏ qua cơ hội như vậy.

Điều này cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiết lộ hôm 15/6 trong một bài báo đăng trên tờ The Straits Times với tựa đề "Mỹ sẽ cùng đối tác nỗ lực cho sự tự do mở cửa của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương", và một lần Mỹ nhấn mạnh đến chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Pompeo cũng không ngừng cáo buộc Trung Quốc đơn phương gây căng thẳng ở khu vực biên giới với Ấn Độ và nhiều khu vực giáp ranh với các quốc gia khác. Từ đó, nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc Mỹ hiện diện quân sự ở khu vực để ngăn chặn Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại