Cụ thể hải quân Mỹ muốn mua 189 tên lửa tấn công hải quân (NSM), 210 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) phóng từ máy bay, 451 bộ thiết bị nâng cấp để biến tên lửa hành trình Tomahawk thành vũ khí diệt hạm và lên tới 775 quả đạn phòng không tầm xa SM-6.
"Trung Quốc đã xây dựng hạm đội 335 tàu mặt nước. Đó là quá trình diễn ra suốt 10 năm qua khi họ chuyển chiến lược từ xây dựng năng lực phòng thủ gần bờ sang mở rộng ảnh hưởng trên biển và toàn cầu. Sức mạnh hải quân Mỹ sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong tương lai", Chuẩn Đô đốc Randy Crites, Giám đốc phụ trách ngân sách hải quân Mỹ, cho hay.
Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 mới được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h. Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay.
Đánh chặn mục tiêu đặc biệt ở cuối giai đoạn bay là điều cực kỳ khó khăn, chính vì điều này mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào để phát triển các loại vũ khí đáp ứng.
Hiện Mỹ đã gặt hái được những thành công đầu tiên khi phát triển đạn tên lửa đánh chặn SM-6.
Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kỳ cuối của đường bay. Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu.
Ở cuối giai đoạn bay, các tên lửa đạn đạo thường bay với tốc độ cực đại và đường bay lắt léo để tránh các hệ thống phòng thủ, chính vì vậy SM-6 được trang bị dầu dò cực nhạy để đón bắt mục tiêu.
Phiên bản SM-6 được phát triển theo chương trình nâng cao tầm bắn của tên lửa đánh chặn trên chiến hạm bắt đầu từ năm 2004.
Các cuộc thử nghiệm đánh giá tính năng đã hoàn tất vào năm 2018 và sau đó chúng bắt đầu được lên kế hoạch biên chế.
SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.
Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn.
Hải quân Mỹ còn thử nghiệm SM-6 thành công với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.
SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.
Tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41.
Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.
SM-6 sử dụng đầu đạn nổ để phá hủy tên lửa tấn công thay vì các tên lửa đánh chặn khác như SM-3, vốn dùng công nghệ đánh chặn kiểu va chạm trực tiếp mà không dùng thuốc nổ.
Tên lửa SM-6 có thể đạt tầm bắn 240km, độ cao diệt mục tiêu 33km, tốc độ hành trình Mach 3.5, tức khoảng hơn 4.000 km/h.
SM-6 có thể lắp đặt trên tất cả các hệ thống Aegis của tàu tuần dương và khu trục của Mỹ hiện tại cũng như trong tương lai. Đây được đánh giá là loại vũ khí đỉnh cao của Mỹ khiến Nga và Trung Quốc lo lắng không ít.