Mỹ ra tuyên bố ‘phủ đầu’ sau vụ căn cứ Nga ở Syria bị tấn công

Tú Oanh |

Như kể dập tắt mọi nghi ngờ hướng về Mỹ sau vụ các căn cứ Nga ở Syria bị máy bay không người lái tấn công, Lầu Năm Góc lập tức có phát ngôn về vụ việc.

RT đưa tin, Căn cứ Không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia và Căn cứ Hậu cần Hàng hải của Nga tại thành phố Tartus, tỉnh Tartus, Syria, bị tấn công quy mô lớn vào ngày thứ Bảy (6/1). Đáng chú ý, trong vụ tấn công này, khủng bố lần đầu tiên sử dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) tiên tiến để nhắm vào các căn cứ của Nga.

Vụ tấn công nhanh chóng bị lực lượng Nga đẩy lùi. Đa số UAV của phiến quân bị hệ thống phòng thủ của Nga đánh chặn. Ngoài ra, ba trong số 13 máy bay của phiến quân bị các chuyên gia về chiến tranh điện tử đã chiếm được quyền điều hành và vô hiệu hoá. May mắn, không có thương vong về người.

Các đánh giá ban đầu cho thấy, những chiếc UAV “chỉ có thể được cung cấp từ một quốc gia tiên tiến về công nghệ, bao gồm điều hướng vệ tinh và điều khiển từ xa các thiết bị nổ để thả xuống các toạ độ nhất định”.

Mỹ ra tuyên bố ‘phủ đầu’ sau vụ căn cứ Nga ở Syria bị tấn công - Ảnh 1.

Mỹ ra tuyên bố ‘phủ đầu’ sau vụ căn cứ Nga ở Syria bị tấn công - Ảnh 2.

Một UAV của phiến quân bị Nga tịch thu. Ảnh: Facebook

Trong khi, Moscow không đề cập đích danh “quốc gia tiên tiến về công nghệ”, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Adrian Rankin-Galloway dường như muốn chặn đứng bất kỳ mối nghi ngờ nào bằng cách lập luận, những thiết bị và công nghệ trong vụ tấn công các căn cứ của Nga có thể dễ dàng tìm thấy trong thị trường mở.

“Chúng tôi đã thấy loại công nghệ UAV thương mại này được IS (viết tắt của Nhà nước Hồi giáo tự xưng) sử dụng để tiến hành các vụ tấn công”, ông Rankin-Galloway nói trên Sputnik, đồng thời nhấn mạnh, việc khủng bố quân sự hoá các thiết bị như vậy thực sự là “mối quan ngại”.

Theo RT, Nga nhiều lần cảnh báo, các nguồn cung cấp quân sự của Mỹ nhằm thúc đẩy những phiến quân “ôn hoà” rơi vào con đường khủng bố.

Khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đẩy mạnh việc tái chiếm thành trì Raqqa của IS, Mỹ được cho là đã tăng cường vận chuyển vũ khí và đạn dược cho quân nổi dậy.

Mặc dù Washington khẳng định, chỉ cung cấp vũ khí cho các nhóm đối lập Syria được xem là “phiến quân ôn hoà”, Nga lại cho rằng, sự phục tùng và lòng trung thành của những chiến binh này không đáng tin.

Hồi tháng 9, một kẻ đào tẩu từ nhóm phiến quân Maghawir al-Thawra do Mỹ hậu thuẫn cho biết, nhóm này từng buôn bán vũ khí do Mỹ cung cấp với khủng bố. Người này nói thêm, Mỹ biết nhưng làm ngơ trước các vụ buôn lậu.

Một báo cáo gần đây của Conflict Armament Research (CAR), tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Anh chuyên nghiên cứu về vũ khí sử dụng trong các cuộc xung đột, kết luận, các nhóm đối lập ở Syria chính là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng vũ khí của IS “với số lượng vượt xa số liệu có sẵn của nhóm thông qua việc độc chiếm chiến trường”.

Trong khi một nửa số vũ khí mà IS sử dụng được sản xuất bởi Nga và Trung Quốc (giai đoạn 1960-1989), nghiên cứu cho thấy, các vũ khí hiện đại hơn bị tịch thu từ những kẻ khủng bố do Mỹ và Ả Rập Saudi mua từ Liên minh châu Âu để cung cấp cho phiến quân Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại