Mỹ quyết "lật mặt" đồng minh Pakistan trong vụ không chiến với Ấn Độ: F-16 "lên thớt"?

Hoài Giang |

Có vẻ người Mỹ đang "tống tiền", nhiều khả năng là người Pakistan phải lựa chọn giữa một hợp đồng mua bán vũ khí lớn hoặc người Mỹ sẽ quyết "lật mặt" F-16 Pakistan.

Gần hai tháng sau khi Ấn Độ yêu cầu Hoa Kỳ kiểm tra việc Pakistan sử dụng máy bay chiến đấu F-16 trong cuộc không chiến tại Đường kiểm soát (LOC) Kashmir ngày 27/2.

Kênh tin tức News18 có trụ sở tại New Delhi cho biết rằng cuộc điều tra của người Mỹ vẫn tiếp tục được tiến hành về việc sử dụng trái với thỏa thuận liên quan tới F-16 của Pakistan.

Điều này hoàn toàn trái ngược với bài báo đăng trên tờ Foreign Policy nổi tiếng của Mỹ rằng kết quả của cuộc điều tra cho thấy không có F-16 nào của Pakistan bị "mất tích" và tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 này đều "hiện diện và đang được kiểm soát".

Ấn Độ cũng cho biết thêm họ có đủ nhân chứng và các bằng chứng về các thiết bị điện tử chứng minh rằng Pakistan đã triển khai máy bay F-16 tham gia không chiến và một trong số đó đã bị chỉ huy phi đội Abhinandan bắn hạ.

"Bằng chứng về việc sử dụng tên lửa AMRAAM, chỉ có thể được sử dụng trên F-16 Pakistan, cũng đã được cung cấp rộng rãi cho giới truyền thông".

Mỹ quyết lật mặt đồng minh Pakistan trong vụ không chiến với Ấn Độ: F-16 lên thớt? - Ảnh 1.

Mảnh vỡ tên lửa AIM-120 AMRAAM được Ấn Độ tìm thấy.

Không quân Ấn Độ (IAF) trong tuyên bố hôm 27/2 sau cuộc không kích Balakot cho biết một lực lượng lớn Không quân Pakistan, bao gồm máy bay F-16, JF-17 và Mirage III / V, đã bị phát hiện bởi radar của IAF. Chỉ vài giờ sau đó cuộc không chiến diễn ra.

Pakistan thì tuyên bố máy bay chiến đấu JF-17 Thunder, được họ phát triển cùng đối tác Trung Quốc, đã được sử dụng để trả đũa các cuộc không kích ở phần Kashmir thuộc Pakistan mà Ấn Độ tuyên bố là một trại khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) ở Balakot.

Pakistan vẫn tiếp tục phản hồi rằng Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố không có thật về việc IAF bắn hạ một chiếc F-16.

Các tuyên bố của họ cho rằng mảnh vỡ của tên lửa AMRAAM là một trong những tên lửa được Mỹ bán cho Đài Loan đã bị Đài Loan phủ nhận.

Bộ Quốc phòng Đài Loan trong một thông cáo báo chí đã nói rõ các mảnh vỡ tên lửa trên đất Ấn Độ không đến từ lô hàng do Mỹ cung cấp cho Đài Loan.

Nước này cũng nói thêm rằng họ không được phép chuyển thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp sang một nước thứ ba mà không có sự đồng ý của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã rất kín tiếng về vấn đề này, thông điệp duy nhất mà họ nhắc đi nhắc lại rằng vì vấn đề chính sách, họ sẽ không đưa ra các bình luận công khai về nội dung của các thỏa thuận song phương liên quan đến các công nghệ quốc phòng của Mỹ.

Tuyên bố này có nghĩa là họ sẽ không tiết lộ công khai chi tiết về thỏa thuận cung cấp và ràng buộc trong khi sử dụng F-16 của Pakistan, mở rộng ra là "không thể sớm tiết lộ" kết quả cuộc điều tra của họ.

Việc này đồng nghĩa với việc người Mỹ có lẽ đã tiếp cận vụ việc và phát hiện ra các vấn đề "nhạy cảm".

Có vẻ người Mỹ đang "tống tiền", nhiều khả năng là người Pakistan phải lựa chọn giữa một hợp đồng mua bán vũ khí lớn hoặc người Mỹ sẽ quyết "lật mặt" F-16 Pakistan.

Trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí là nhà cung cấp vũ khí chính của Pakistan, một động thái nếu đánh giá ở quan điểm người Mỹ (đối tác cung cấp vũ khí lâu năm cho Pakistan) thiệt hại về kinh tế.

Phi đội F-16 Pakistan xuất kích trong một phi vụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại