Theo Sputnik, Bộ Ngoại giao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho hợp đồng bán 12 tiêm kích tàng hình F-35B cho Singapore trong một thỏa thuận trị giá hơn 2,7 tỷ USD. Thông tin này cũng đã một địa diện Bộ Quốc phòng Singapore xác nhận.
Thông tin trên được đưa ra trong một thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) của Mỹ hôm 9/1.
"Bộ Ngoại giao (Mỹ) đã quyết định phê duyệt việc bán cho Singapore 12 máy bay chiến đấu F-35B – phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng (STOVL) với giá trị ước tính lên đến hơn 2,7 tỷ USD. Các báo cáo cần thiết sẽ được gửi lên Quốc hội (Mỹ) ngay trong hôm nay (9/1)", bản thông báo của DSCA cho biết.
F-35B biến thể cất hạ cánh thẳng đứng STOVL mà Singapore sẽ mua của Mỹ. Ảnh: The Drive.
Với thông báo trên của DSCA, nhiều Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích tàng hình. Về phía Mỹ đây cũng là hợp đồng tiêm kích tàng hình đầu tiên họ có được trong khu vực.
Hiện tại, cả Nga và Mỹ đều đang cạnh tranh nhau nhằm giành lấy thị phần tiêm kích tàng hình ở thị trường Đông Nam Á - với hai dòng tiêm kích tàng hình chính là Sukhoi Su-57 (Nga) và F-35 F-35 Lightning II (Mỹ). Tuy nhiên, có vẻ như Mỹ đã nhanh chân hơn Nga một bước khi có được hợp đồng cung cấp F-35B cho Singapore.
Việc được bổ sung thêm 12 tiêm kích tàng hình F-35B trong tương lai sẽ giúp Singapore trở thành lực lượng không quân có tiềm lực mạnh nhất Đông Nam Á.
Đầu tháng trước, Cơ quan quản lý hợp đồng quốc phòng (DMCA) của Lầu Năm Góc cho biết, chỉ trong năm 2019, tập đoàn Lockheed Martin đã bàn giao tổng cộng 134 chiếc F-35 (cả ba biến thể) cho các quốc gia đặt mua dòng tiêm kích tàng hình này, trong đó có cả Mỹ. Kể từ năm 2016 tới nay, đã có 458 chiếc F-35 đã được xuất xưởng.
Theo dự báo, Mỹ và đồng minh cần tới khoảng 3.500 chiếc F-35 mới có thể hiện đại hóa lực lượng không quân của họ hiện tại.
F-35 Lightning II là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 mới nhất của Mỹ do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, để phát triển dòng tiêm kích này Lầu Năm Góc đã phải mất tới hơn 1.500 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử hàng không của Mỹ.
Điều đáng buồn là dù mất một núi tiền như vậy F-35 vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu của Lầu Năm Góc và vướng vào một loạt các tai tiếng liên quan đến lỗi kỹ thuật không đáng có.
Thế nhưng, F-35 hiện lại là "con gà đẻ ra vàng" của công nghiệp quốc phòng Mỹ với hàng loạt hợp đồng trị giá hàng trăm tỷ USD với các quốc gia đồng minh hoặc có mối quan hệ thân thiết với Washington.
Tiêm kích tàng hình F-35A phô diễn sức mạnh tại triển lãm hàng không Melbourne Air Show.