Hình minh họa.
"Tất cả những nỗ lực của chúng tôi đã và đang triển khai không phải để quay lại chương trình tiêm kích F-35 mà là muốn mọi người nhìn thấy những bất công chúng tôi đang phải chịu đựng", Chủ tịch Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ , Ismail Demir đã phát biểu khi nói về khả năng quay trở lại dự án F-35.
Người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ không nhất thiết phải quay lại chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Đây là chương trình Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này mua hệ thống phòng thủ của Nga.
Ông cho biết, mục tiêu chính của Thổ Nhĩ Kỳ là được bù đắp cho những tổn thất mà họ đang phải chịu đựng.
Tiêm kích F-35.
Ankara đã đặt hàng hơn 100 chiếc F-35 và tham gia vào dự án sản xuất nhưng rồi bị loại khỏi chương trình vào năm 2019, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Washington cho rằng, hệ thống S-400 có thể đánh cắp dữ liệu về F-35 để cung cấp cho phía Nga.
Nhưng, Ankara bác bỏ những lo ngại của Mỹ và nói rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình tiêm kích F-35 là không công bằng.
Vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ (một đồng minh NATO) vì liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Các lệnh trừng phạt này nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng và các quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cách đây không lâu, Ankara đã thuê công ty luật Arnold & Porter của Mỹ "vận động hành làng" để Mỹ thay đổi quan điểm và kỳ vọng Washington sẽ thay đổi quyết định trừng phạt.
Chủ tịch Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demi chia sẻ với đài truyền hình NTV rằng, có một "sự mất quyền rõ ràng ở đây" và hợp đồng 6 tháng với Arnold & Porter là nhằm xác định các bước chúng tôi cần làm trong tương lai để đảo ngược những tổn thất này.
"Chúng tôi không bắt đầu với suy nghĩ "chúng ta hãy quay lại dự án này, chúng ta phải quay lại". Chúng tôi cho rằng, có một sự bất công ở đây và sự bất công ấy cần phải thay đổi", ông Demi nói.
"Mục tiêu của chúng tôi không phải để quay lại dự án. Nó không phải là điều chúng tôi đặt lên hàng đầu. Chúng tôi đang nỗ lực vì những bất công đang phải chịu đứng và không để mất quyền được bồi thường", ông cho biết thêm.
Bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các lý lẽ cũng nhưng các động thái "vận động hành lang" nhưng Mỹ cho biết, họ kiên quyết không từ bỏ các lệnh trừng phạt cho đến khi hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 được đưa ra khỏi lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế nhưng, có một điều lạ là bất chấp việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35 và áp đặt các lệnh trừng phạt, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục hợp tác với các nhà thầu của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc sản xuất những bộ phận chủ chốt của F-35.
Trong vài năm trở lại đây, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn trong nhiều vấn đề, từ hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho đến những tác động khác nhau từ khác biệt trong chính sách ở Syria.
Ankara hy vọng, họ sẽ có mối quan hệ tốt hơn dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Mỹ đừng nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ cần F-35, Ankara chỉ đang nỗ lực "đòi nợ".
F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Một trong những điểm nổi bật của nó chính là khả năng tàng hình ưu việt. Trước đó, không quân Mỹ chủ trương phát triển loại tiêm kích hạng nhẹ, giá cả phải chăng để thay thế F-16 và F-35 chính là dòng tiêm kích kỳ vọng ấy.
Chương trình F-35 bắt đầu từ những năm 1990, nhưng đến nay nó vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Dù F-35 được quảng cáo có nhiều tính năng ưu việt nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề phải khắc phục. Trong năm 2020, chương F-35 đã thực hiện một số cải tiến nhưng vẫn còn đến 871 khiếm khuyết chưa được khắc phục.
Đối thủ của F-35 là Su-57 của Nga. F-35 hay Su-57, tiêm kích nào sẽ thắng khi không chiến một chọi một là điều đã được nhiều chuyên gia đặt ra, nhưng sẽ không dễ để có câu trả lời, bởi mỗi loại có điểm mạnh cũng như điểm yếu chưa được hoàn thiện.