Mỹ có nhận ra mình đang học mãi một bài không thuộc ở Syria?

Thùy Trang |

Chính sách sử dụng lực lượng ủy nhiệm tại Syria, nếu không được xem xét cẩn thận, có thể quay sang phản lại Mỹ bất cứ lúc nào, chuyên gia Kevin Schwartz viết trên Aljazeera.

Sai lầm, nhưng chưa từ bỏ

Dựa dẫm vào các lực lượng ủy nhiệm nhằm theo đuổi những mục đích chính trị không phải là điều mới mẻ đối với Mỹ, và sẽ còn tiếp tục được áp dụng trong tương lai.

Mỹ đã chi khoảng 500 triệu USD vào chương trình huấn luyện và trang bị vũ khí cho nổi dậy ôn hòa ở Syria chống IS, rồi sau đó là chuyển hướng sang huấn luyện chiến binh nổi dậy ở nước ngoài trước khi đưa họ đưa họ quay lại chiến trường Syria.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại và buộc phải dừng lại, bởi số lượng quân nổi dậy đồng ý đặt mục tiêu chiến đấu với IS lên hàng đầu không cao, còn quá trình đánh giá nhằm đảm bảo bản thân các chiến binh không phải phần tử cực đoan cũng dài và phức tạp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thừa nhận, họ chỉ huấn luyện thành công khoảng 60 người, với chi phi lên tới 4 triệu USD/người.

Ngay sau đó, một chương trình hỗ trợ khác cho các lực lượng ủy nhiệm Syria thay thế đã được đề xuất, lần này là trao trực tiếp cho những đơn vị quân đội hiện có.

Các lô vũ khí, trang thiết bị quân sự được chuyển cho Liên minh Ả Rập Syria - phần lớn vũ khí sẽ rơi vào tay lực lượng người Kurd ở Syria.

Tháng 3/2016, khi cuộc chiến chống IS đòi hỏi phải tăng cường thêm các lực lượng ủy nhiệm, Tổng thống Barack Obama tiếp tục thông qua kế hoạch từ Lầu Năm Góc về việc trang bị vũ khí và huấn luyện quân nổi dậy tại Syria.

Trong khi đó, ở Iraq, Mỹ vẫn chống lưng cho các lực lượng phi nhà nước, như một số bộ tộc Sunni thuộc Các đơn vị Huy động Sức dân (PMF) và người Kurd, bất chấp một vài tiếng nói phản đối từ Washington.

Chính phủ của Obama cũng ủng hộ vận chuyển vũ khí cho phe nổi dậy ở nhiều nước vùng Vịnh.


Quân nổi dậy Syria tham gia vào khóa huấn luyện tại Aleppo. Ảnh: AFP

Quân nổi dậy Syria tham gia vào khóa huấn luyện tại Aleppo. Ảnh: AFP

Mất ổn định khu vực và hơn thế nữa

Dù trang bị vũ khí cũng như huấn luyện cho các lực lượng ủy nhiệm ở Syria và Iraq đã giúp giành lại nhiều vùng lãnh thổ từ tay IS, chưa ai có thể đoán được hậu quả dài hạn của chính sách này.

Mỹ từng chống lưng cho các chiến binh Hồi giáo Afghanistan chống lại Liên Xô những năm 1980, và cũng chính từ đây mà lực lượng nòng cốt của Al-Qaeda đã được hình thành.

Đây chính là một ví dụ báo hiệu mối đe dọa có thể nảy sinh từ chính sách Mỹ đang áp dụng.

Phía Mỹ chắc chắn không thể đảm bảo tất cả các hoạt động huấn luyện cũng như vũ trang cho những lực lượng ủy nhiệm phi nhà nước này sẽ chỉ được dùng để phục vụ quốc gia bảo trợ và các mục tiêu ngoại giao của họ.

Hơn nữa, trên thực tế, những kết quả mang tính dài hạn hơn thường trái ngược với mục tiêu ngoại giao mà các nước hướng tới. Chẳng phải gần đây đã có tin tức về việc quân đội do Lầu Năm Góc và CIA hậu thuẫn hiện đang giao tranh với nhau tại Syria sao?.

Hiện nay, các nước Trung Đông đang bị chỉ trích vì hậu thuẫn các lực lượng ủy nhiệm phi nhà nước. Dù hành động của Mỹ ít bị chú ý hơn, đây đó vẫn xuất hiện một vài cáo buộc rằng Washington đang cố tình gây bất ổn khu vực.

Vì thế, để tránh một lần nữa phải chịu cảnh "gậy ông đập lưng ông", theo ông Schwartz, Mỹ cần cẩn trọng và đặc biệt là xem xét kĩ càng những hậu quả chính sách đang được ưa thích này có thể đem tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại