Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định, chế độ BHXH bắt buộc được áp dụng cho cả người sử dụng lao động và người lao động có ký hợp đồng lao động với người sử dụng đó. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng sẽ phải trích một phần tiền lương, quỹ lương để đóng tiền cho cơ quan BHXH với tỷ lệ như sau:
Theo đó, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5%.
Theo quy định hiện hành, mức đóng BHXH bắt buộc được tính dựa trên tỷ lệ đóng và mức tiền lương tháng tính đóng BHXH. Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiền lương tháng BHXH như sau:
Trong đó, mức lương theo công việc, chức danh phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác do các bên thỏa thuận, có thể có hoặc không.
Do đó, tiền lương đóng BHXH bắt buộc thấp nhất là bằng lương tối thiểu. Cụ thể như sau:
Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm bắt buộc thấp nhất của mỗi người lao động được xác định như sau:
Như vậy, phụ thuộc từng vùng mà mức đóng BHXH tối thiểu sẽ là khác nhau, dao động từ 260.000 đồng/tháng đến 374.400 đồng tháng.
Công ty có được đóng BHXH bắt buộc ở mức thấp nhất có được không?
Tiền lương đóng BHXH là các khoản tiền mang tính chất cố định, được chi trả thường xuyên và đã được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động. Để giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm, nhiều công ty mặc dù vẫn trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ đề nghị ghi nhận mức lương theo theo công việc/chức danh trong hợp đồng lao động ở mức thấp, số tiền còn lại tính vào các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng bảo hiểm.
Việc đóng BHXH bắt buộc ở mức thấp nhất trong trường hợp này không trái quy định. Tuy nhiên người lao động sẽ bị thiệt thòi về sau khi chỉ được hưởng chế độ BHXH ở mức thấp. Vì vậy, khi thỏa thuận về tiền lương, người lao động muốn hưởng quyền lợi cao thì nên thỏa thuận mức lương đóng bảo hiểm cao.