Một chiếc Su-35 hạ cả phi đội tiêm kích J-11 của Trung Quốc

Tuấn Vũ |

Theo tờ SCMP, năng lực chiến đấu của J-11D sánh ngang với Su-35. Tuy nhiên, chuyên gia Nga đã chỉ ra thực tế sốc về máy bay nội địa của Trung Quốc.

Trung Quốc huênh hoang

Tờ SCMP dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho rằng, nước này đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chế tạo động cơ máy bay và chuẩn bị đưa vào sản xuất loạt J-11D, mẫu chiến đấu cơ được coi là "Su-35 phiên bản Trung Quốc’".

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, SCMP đã quá tự tin và huênh hoang với khả năng chế tạo máy bay của Bắc Kinh, đặc biệt ở phiên bản tiêm kích J-11D.

Theo lý giải của ông Kashin, hiện còn quá sớm để kết luận, Trung Quốc không còn phụ thuộc vào động cơ của Nga, nhất là khi Bắc Kinh vừa kí với Moscow một vài hợp đồng mua động cơ cho cả máy bay vận tải và chiến đấu cơ.

 Một chiếc Su-35 hạ cả phi đội tiêm kích J-11 của Trung Quốc - Ảnh 1.

Tiêm kích J-11.

Vị chuyên gia này cho biết, J-11D lần đầu cất cánh hồi tháng 4/2015 sau hơn 4 năm phát triển. Đây là phiên bản nâng cấp của mẫu J-11B, tuy nhiên, sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp hơn, đặc biệt ở bộ phận cánh và đuôi.

Cùng với chuyên gia Nga, Tạp chí Kanwa cũng không hề đánh giá cao J-11 khi cho rằng chỉ với 1 chiếc Su-35, Nga có thể dễ dàng hạ gục cả phi đội chiến đấu cơ J-11 của Không quân Trung Quốc.

Không đủ năng lực

Dù SCMP huênh hoang về J-11, tuy nhiên trong một bài viết trên tờ South China Morning Post, David Tsui - chuyên gia quân sự từ đại học Tôn Dật Tiên tuyên bố, J-11 không đủ tinh vi để sử dụng cho một cuộc tấn công, đặc biệt là trên Biển Đông.

Dù J-11 được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của Không quân Trung Quốc nhưng chiến đấu cơ này chỉ được coi là “hàng nhái kém chất lượng” của Su-27 với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.

Với nỗ lực biến J-11 thành hàng nội địa chất lượng cao, radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu.

Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.

Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.

Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.

Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan năm 2015, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS-39 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.

Nhưng với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ cùng với lượng bom đạn lớn, J-11 vẫn có thể trở thành mối nguy hiểm thực sự. Tuy nhiên, để tiêm kích này đạt được năng lực chiến đấu như tuyên bố của Trung Quốc có thể cần thêm nhiều thời gian nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại