M113 với giáp "có như không mà thôi" ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng?

Hoài Giang |

80.000 chiếc M113 đã được chế tạo và hơn 40 biến thể vẫn đang phục vụ trong 44 quân đội trên toàn thế giới. Nếu không tiếp tục tận dụng chúng thì quả thật là đáng tiếc.

Rocket chính xác APKWS 70 mm đánh trúng một mục tiêu là xe bọc thép M113.

Rocket chính xác APKWS 70 mm đánh trúng một mục tiêu là xe bọc thép M113.

Robot dựa trên khung gầm "ông lão" M113 - Tại sao không?

Theo The War Zone, trong EDGE 22 - cuộc trình diễn công nghệ quân sự trong 2 tuần với ít nhất 20 tổ chức thuộc Lầu Năm Góc tham gia ở Utah gần đây, một biến thể của xe bọc thép chở quân M113 đã xuất hiện.

Đáng chú ý hơn, nguyên mẫu này nằm trong một chương trình nghiên cứu việc sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) để điều khiển các hệ thống vũ khí trên chiến trường.

Căn cứ vào một bức ảnh được đăng tải trên Internet về nguyên mẫu, có thể thấy bên cạnh tháp pháo tự động là một sửa đổi khiến chiều cao tổng thể của nó thấp hơn đáng kể các biến thể khác của M113 - được cho là đã loại bỏ hoàn toàn vai trò của con người trên xe.

M113 với giáp có như không mà thôi ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng? - Ảnh 1.

Một bức ảnh về nguyên mẫu M113 trong EDGE 22.

Được biết tháp pháo tự động Electro Optic Systems R150 được trang bị một hệ thống kính ngắm nhiệt và laser đi cùng với bệ phóng Arnold Defense LAND-LGR4 chứa 4 ống phóng rocket chính xác APKWS 70 mm.

LAND-LGR4 được cho là có thể thay thế bằng súng máy hạng nặng bắn đạn 12,7 x 99mm NATO (.50).

Một phát ngôn viên của Quân đội Mỹ cho biết EDGE 22 là một phần của chuỗi các cuộc tập trận nhằm đánh giá các công nghệ và khái niệm hoạt động mới và cũng là lần đầu tiên các công nghệ này được trình diễn "trong điều kiện tự nhiên" trước công chúng.

M113 với giáp có như không mà thôi ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng? - Ảnh 2.

Bệ phóng Arnold Defense LAND-LGR4.

Hiện vẫn chưa rõ về công nghệ bên trong biến thể M113 ở Utah, tuy nhiên theo Quân đội Mỹ - nó có thể sẽ đạt được "khả năng hoạt động" (xem xét để đưa vào các thử nghiệm trang bị) với một số nâng cấp phần cứng hoặc AI trong các cuộc tập trận lớn hơn.

Cần lưu ý rằng vào năm 2019, "ông lớn" vũ khí Mỹ BAE Systems và đồng thời cũng là nhà sản xuất hiện tại của M113 (từ 2005) đã công bố một robot dựa trên khung gầm xe bọc thép nổi tiếng của Mỹ - tuy nhiên thiết kế của nó không giống với thứ vừa xuất hiện tại EDGE 22.

Khác biệt chủ yếu nằm ở thiết kế các cảm biến theo mặt trước vát của xe, tháp pháo tự động 30 mm, hệ thống bánh xích cao su, hệ thống truyền động diesel - điện và một robot phụ có "chân" giúp trinh sát.

M113 với giáp có như không mà thôi ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng? - Ảnh 3.

Nguyên mẫu robot chiến đấu của BAE Systems được công bố vào năm 2019 (Ảnh:

"Tin vui" cho các quân đội đang sở hữu M113?

Quân đội Mỹ đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển các phương tiện không người lái trên mặt đất (UGV) - hầu hết thử nghiệm cho thấy các nguyên mẫu có khả năng hoạt động bán tự động nhưng con người vẫn đóng vai trò điều khiển trực tiếp vũ khí và cảm biến.

Các xe bọc thép M113 dư thừa của họ cũng đã nhiều lần được cải hoán để vận hành ở chế độ RCV (xe chiến đấu robot).

Ví dụ cụ thể là trong một cuộc tập trận vào năm 2020 ở Colorado, 4 chiếc RCV M113 đã được điều khiển bởi các binh sĩ trong những biến thể xe bọc thép Bradley được sửa đổi gọi là MET-D (tạm dịch: Trình bày - Sứ mệnh Kích hoạt Công nghệ).

Trong cuộc tập trận, các binh sĩ đã kiểm tra khả năng điều khiển và điều động các RVC cũng như việc đưa các phương tiện bán tự động khác vào các đoàn cơ giới có giúp tăng khả năng sát thương và hiệu quả chiến đấu hay không.

Những người lính bên trong MET-D được cho là có thể điều khiển RCV M113 được trang bị súng máy 7,62 mm với camera 360 độ điều khiển từ xa ở khoảng cách tối đa 2 km.

M113 với giáp có như không mà thôi ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng? - Ảnh 5.

Các xe bọc thép M113 và Bradley trong đội hình tập trận ở Colorado vào năm 2020.

80.000 xe bọc thép chở quân M113 đã được chế tạo và hơn 40 biến thể vẫn đang phục vụ trong 44 quân đội trên toàn thế giới.

Mặc dù lớp giáp của xe bọc thép này hiện khó có thể bảo vệ những người lính bên trong trước các loại vũ khí hiện đại nhưng chúng vẫn có tiềm năng để vận hành với các ứng dụng khác nhau như cải hoán thành súng cối tự hành hoặc các ứng dụng dân sự.

Nguyên mẫu trong EDGE 22 với thiết kế thấp trên khung gầm M113 - được vận hành từ xa, bán hoặc tự động hoàn toàn - có thể giúp không chỉ Quân đội Mỹ và các nước khác có một lựa chọn chi phí thấp hơn so với việc phát triển một phương tiện chiến đấu robot từ đầu.

Việc không có con người trên xe bọc thép cũng khắc phục được hạn chế về vỏ giáp của xe - khiến thương vong không còn là một vấn đề đáng lo ngại.

Theo The War Zone, họ hiện đang liên hệ với cả nhà sản xuất BAE Systems và Quân đội Mỹ để tìm hiểu thêm về nguyên mẫu biến thể M113 và vai trò của nó tại EDGE 22 và sẽ sớm có cập nhật tiếp theo.

Trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2021 vào năm ngoái, Quân đội Nga đã vận hành thử nghiệm lần đầu tiên các tổ hợp robot tấn công Platform-M được trang bị 4 súng phóng lựu đạn và một súng máy Kalashnikov.

Theo nhà phát triển, Platform-M không phải là một khí tài cụ thể mà là một nền tảng có thể được tích hợp "với nhiều loại khung gầm và vũ khí phòng thủ".

M113 với giáp có như không mà thôi ư - Mỹ vừa hé lộ cách giúp các QĐ thế giới tận dụng? - Ảnh 8.

Một chiếc M113 được cải hoán thành cối tự hành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại