Những sai lầm dưới đây của cha mẹ hậu ly hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con trẻ:
Buộc con suy nghĩ như một người trưởng thành
Bạn phải luôn hiểu rằng con bạn vẫn là một đứa trẻ chứ không phải là một người trưởng thành. Chúng hoàn toàn có thể không hiểu lý do ly hôn và cảm xúc của bố mẹ.
Điều bạn cần làm là có trách nhiệm với chúng và đem lại cho con trẻ cảm giác an toàn và an tâm.
Vì vậy, không cần thiết phải nói cho trẻ về mọi thứ của cuộc ly hôn. Con cần sự hỗ trợ từ cha mẹ chứ không phải là nơi để bạn giải phóng các cảm xúc buồn bã nên đừng đặt các vấn đề của cha mẹ lên con.
Bắt con phải lựa chọn
Đừng bao giờ bắt con bạn phải lựa chọn giữa bố hoặc mẹ. Điều này liên quan đến cả nơi ở và câu hỏi về người mà chúng muốn ở cùng.
Điều này làm cho đứa trẻ cảm thấy như chúng đang phản bội một trong những người thân của mình và đồng thời sẽ vô tình làm tổn thương người kia.
Để công bằng nhất cho trẻ hãy dựa vào phán xét của tòa án. Bạn có thể lắng nghe ý kiến của trẻ khi đưa ra quyết định, nhưng trong mọi trường hợp, bạn không nên ép trẻ phải đưa ra lựa chọn.
Cố gắng thể hiện tốt hơn so với đối phương trong mắt trẻ
Nỗ lực thể hiện để trông tốt hơn so với chồng/vợ cũ của bạn trong mắt con cái có thể làm hại chúng.
Bằng cách cho phép tất cả những điều mà đối phương không cho phép, bạn đã khiến cho đứa trẻ dần dần mất đi sự kỷ luật.
Dần dần con bạn bắt đầu làm những gì chúng muốn mà không cần nghe hướng dẫn và nhận xét của cha mẹ.
Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tính cách của đứa trẻ và khiến chúng hành động hư hỏng và thất thường.
Bạn nên đi đến một thỏa thuận với đối phương về những nguyên tắc giáo dục mà cả hai sẽ tuân theo. Dù ly hôn nhưng hãy để con được sự quan tâm và dạy dỗ thống nhất của bố mẹ, có như vậy trẻ mới được phát triển một cách toàn diện nhất.
Khiến trẻ cảm thấy có lỗi
Trẻ em có xu hướng tự trách mình khi bố mẹ ly hôn. Đứa trẻ đã trải qua căng thẳng và thế giới quen thuộc của chúng hoàn toàn thay đổi. Và điều tồi tệ nhất là chúng cảm thấy thật đáng trách khi cha mẹ tan vỡ tình cảm.
Do đó, điều quan trọng là phải giải thích cho trẻ rằng chúng không liên quan đến việc này. Chúng không nên cảm thấy rằng mình đã đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ và đó là lý do dẫn đến việc ly hôn.
Đừng quên an ủi con bạn và nói yêu thương chúng nhiều nhất có thể.
Bạn tự dằn vặt bản thân
Bạn cũng nên giải thích cho con bạn rằng ly dị không phải hoàn toàn là lỗi của bạn, nó là kết quả từ nhiều phía.
Đôi khi những khoảnh khắc khó chịu xảy ra trong cuộc sống và không đi theo cái cách mà chúng ta muốn. Ly hôn là một trong những việc đáng tiếc ngoài mong muốn.
Nếu bạn đổ lỗi cho bản thân và thể hiện là người tội lỗi có thể gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ. Chúng có thể bắt đầu chấp nhận với sự thật đó và cuối cùng sẽ trở nên hư hỏng vì sẽ cảm thấy được hưởng mọi thứ.
Thậm chí những đứa trẻ sẽ quay lại và đổ lỗi cho bạn vì sự bất hạnh, thiếu thốn của chúng.
Nói xấu đối phương trong mắt con trẻ
Bạn không nhận lỗi về mình nhưng cũng tuyệt đối đừng đổ hoàn toàn lỗi lầm cho chồng hay vợ cũ của bạn.
Bạn không cần thiết phải nói với con về những sai lầm và hành vi sai trái của vợ/chồng bạn vì đơn giản con cái là sự kết tinh giữa bố và mẹ.
Chính vì lẽ đó, khi bạn đang buộc tội, chỉ trích và nói tiêu cực về đối phương, con bạn có thể nội tâm hóa điều này. Điều đó cũng có thể làm sai lệch thái độ của chúng đối với cha mẹ.
Dùng con làm "công cụ" trung gian
Cho dù bạn tỏ thái độ gay gắt với "nửa kia" của mình thế nào thì cũng đừng biến con bạn thành người đưa tin. Con trẻ sẽ không thể truyền tải đúng những lời nói, suy nghĩ của bố tới mẹ, và ngược lại.
Đứa trẻ đã bị căng thẳng từ những gì xảy ra và bạn không cần phải làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn bằng cách khiến chúng cảm thấy như đang ở giữa 2 "đám cháy" và phải làm hòa giải.
Chia cắt con với chồng/vợ cũ
Bạn đừng bao giờ cố gắng làm tổn thương vợ/chồng cũ bằng cách không cho con đến thăm họ.
Kết quả của những hành động này, đứa trẻ là người phải chịu đựng nhiều nhất. Chúng cần cả hai bạn, và việc thiếu cha mẹ có thể mang lại cho con sự tổn thương và đau khổ.
Tốt hơn hết là đừng tham gia vào mối quan hệ giữa trẻ và bố/mẹ của chúng.
Dò hỏi thông tin từ con
Khi đã cho phép đứa trẻ đến thăm cha/mẹ thì hãy cố gắng đừng thẩm vấn chúng khi trở về. Ngay cả khi bạn tỏ ra sốt sắng với mong muốn tìm hiểu mọi thứ về đối phương thì cũng đừng gây áp lực lên đứa trẻ.
Giới hạn bản thân trong một vài câu hỏi thông thường để trẻ cảm thấy rằng bạn tích cực và bình tĩnh khi chúng sau cuộc gặp gỡ của con.
10. Bạn nghĩ trẻ không hiểu tình hình
Những đứa trẻ có thể không hiểu tất cả mọi thứ nhưng chúng có thể thấy, nghe và chú ý mọi thứ.
Do đó, điều quan trọng là vợ chồng bạn phải cư xử mà không gây hấn và thù địch với nhau khi có mặt con cái. Đừng để con phải chứng kiến những cuộc tranh cãi gay gắt của cha mẹ.
Trẻ sẽ chứng kiến từng điều một và từng điều đó làm tổn thương chúng.
Vì vậy, đừng làm trầm trọng thêm sự căng thẳng và đau khổ của con bạn bằng những cảm xúc không kiểm soát của bạn. Cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề của người lớn một cách riêng tư.