Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không

Nam Đồng |

Bên cạnh đơn giá mua sắm, chi phí vận hành cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình khai thác, sử dụng vũ khí.

Chất lượng các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất luôn được đánh giá rất cao bởi những người sử dụng, bằng chứng là Hoa Kỳ trong nhiều năm qua luôn giữ vững vị trí nhà xuất khẩu sản phẩm quốc phòng lớn nhất thế giới, bất chấp việc giá thành ban đầu phải bỏ ra để sở hữu chúng chẳng hề dễ chịu chút nào.

Tuy nhiên do đề cao hiệu suất chiến đấu mà vũ khí Mỹ cũng có nhược điểm là chi phí khai thác, cụ thể ở đây là mức độ tiêu hao nhiên liệu rất lớn. Nhà nghiên cứu Michael Renner trong bản báo cáo mang tên "Assessing the Military's War on the Environment" đã đưa ra một vài con số thống kê cụ thể như sau:

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 1.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams: Động cơ turbine khí Honeywell AGT1500C công suất 1.500 mã lực (chế độ bị giới hạn) trang bị cho con quái vật thép nặng 55 tấn này tiêu tốn trung bình 47 lít nhiên liệu cho quãng đường 1 km, khi vận hành ở chế độ tối đa thì nó đốt tới 1.113 lít xăng trên 1 giờ.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 2.

Tiêm kích - ném bom F-4 Phantom II được trang bị 2 động cơ General Electric J79-GE-17A, mỗi chiếc có lực đẩy khô 59,2 kN và lên tới 79,4 kN khi bật tăng lực, mức tiêu hao nhiên liệu 6.359 lít/h.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 3.

Chỉ số trên của F-4 là rất tiết kiệm nếu như mang ra so sánh với Đại bàng F-15, chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng này của Không lực Hoa Kỳ đạt tới tốc độ tối đa Mach 2,5 nhờ 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-100 công suất 64,9 kN, khi bật tăng lực hết cỡ để có lực đẩy 105,7 kN thì nó tiêu thụ tới 908 lít xăng cho 1 phút.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 4.

"Pháo đài bay" B-52 với 8 động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P-3/103 công suất 17.000 lbf (76 kN) mỗi chiếc đốt hết 13.671 lít xăng/h.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 5.

Một chiếc thiết giáp hạm đóng từ thời Thế chiến thứ hai kiểu USS Missouri (BB-63) lớp Iowa với lượng giãn nước đầy tải 45.000 tấn trong 1 giờ hoạt động "chỉ" tiêu tốn 10.810 lít nhiên liệu, quá tiết kiệm so với chiến đấu cơ phản lực.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 6.

Tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường (ví dụ như chiếc USS Kitty Hawk - CV-63) do kích cỡ lớn hơn (81.895 tấn khi đầy tải) cho nên dĩ nhiên cũng uống nhiều dầu hơn, vào khoảng 21.300 lít/h.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 7.

Một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ gồm các tàu khu trục, tuần dương hộ tống và tàu hậu cần - tiếp liệu đi kèm đòi hỏi 1.589.700 lít nhiên liệu cho 1 ngày làm nhiệm vụ trên đại dương.

Lý do này khiến vũ khí Mỹ bị đối tác e ngại dù được... cho không - Ảnh 8.

Một sư đoàn thiết giáp của Lục quân Hoa Kỳ được trang bị 348 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams trong vòng 1 ngày sẽ "uống" một con số khủng khiếp 2.271.000 lít xăng, lớn gần gấp rưỡi cả biên đội tàu sân bay.

Rõ ràng với chi phí vận hành siêu khủng như trên, các quốc gia nghèo dù có được Mỹ biếu không những chủng loại vũ khí này chắc cũng phải lắc đầu ái ngại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại