Năm nay, ông Lưu vừa tròn 65 tuổi. Sinh ra và lớn lên ở 1 làng quê nghèo thuộc tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc, ông là một trong những người may mắn có đủ điều kiện để học hết cấp 3. Ngay sau đó, ông lên thành phố làm việc nhiều năm. Nhờ siêng năng và không ngừng học hỏi, ông Lưu từ một người công nhân dần tiến lên vị trí trưởng phòng.
Trong công việc là thế, ngoài cuộc sống, ông Lưu thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bố mẹ, anh chị em và vợ con. “Tôi là một người không muốn dành tiền cho bản thân. Phần lớn tiền lương của tôi để gửi về cho bố mẹ, anh chị em hoặc cho con trai”, cụ ông 65 tuổi chia sẻ.
Đối với ông chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được. Còn lại, ông sẽ cố gắng chia sẻ những gì mình kiếm được cho mọi người.
Chính vì đã vất vả hơn nửa đời người nên đến khi nghỉ hưu, mọi người trong nhà đều khuyên ông dành thời gian cho bản thân. Hãy cho phép mình được nghỉ ngơi và làm điều mình thích. “Tôi biết mọi người quan tâm lo lắng cho mình. Song tôi không nghĩ rằng mình nên làm như vậy”.
Ngay sau khi nghỉ hưu ở tuổi 60 với mức lương 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng), ông Lưu vẫn quyết định đi làm thêm. Ông giải thích không muốn bản thân cảm thấy nhàn rỗi. Làm việc sẽ giúp cơ thể được vận động. Ngược lại việc nghỉ ngơi nhàn rỗi dễ gây ra nhiều vấn đề.
“Lương hưu hàng tháng chỉ có 5.000 NDT. Đến 1 ngày nếu cần tiền gấp tôi nghĩ số lương hưu đó chắc chắn không đủ. Vì thế, sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định làm bảo vệ cho một nhà máy trong khu công nghiệp”, ông Lương bộc bạch.
Vốn dĩ, công việc này không có thu nhập cao, chỉ khoảng 2.000 NDT/tháng. Song ưu điểm là nó không mệt mỏi và không tốn sức.
Vì gia đình con trai mới sinh em bé, lại phải thêm gánh nặng trả nợ ngân hàng tiền mua nhà. Không nỡ nhìn các con vất vả, ông Lưu quyết định đi giao đồ ăn đêm để có thêm tiền cho con nhằm giảm bớt gánh nặng. “Ngoài trả tiền ngân hàng mỗi tháng cho con trai, tôi còn cho cháu thêm tiền mua sữa bột, quần áo…”, cụ ông nói.
Ông cho biết ban ngày làm bảo vệ. Từ 22-2h sáng, ông sẽ đi giao hàng. Ông làm việc liên tục, không có ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều lúc vợ ông phàn nàn về điều này. Song ông chỉ cười và đáp rằng bản thân vẫn ổn. “Đi làm mệt thật. Nhưng tôi khó có thể chấp nhận những ngày tháng tuổi già nhàn rỗi”, ông Lưu nói.
Vào giữa năm nay, ông Lưu đến bệnh viện để thăm 1 người bạn cũ tên Trương. Ông Lưu và người bạn này đã quen biết hơn 30 năm. Trước đây, họ là những người bạn chí cốt, thường xuyên gặp gỡ và nói chuyện. Song kể từ khi lên chức ông nội, họ hiếm khi có buổi gặp mặt.
Song ngay khi biết tin người bạn của mình phải nhập viện, ông Lưu lập tức vào thăm. Ông Trương cho biết cách đây 1 thời gian cảm thấy thường xuyên chóng mặt và thiếu sức sống. Lập tức, ông đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ.
Ngay khi đến nơi, bác sĩ đã yêu cầu ông nhập viện luôn. Bởi ông mang 1 căn bệnh hiếm gặp, nếu chậm 1 chút thì có tiền cũng không thể cứu được. Đến lúc này, ông Trương quay sang và nói rằng có lẽ bây giờ ông Lưu là người hạnh phúc nhất bởi vẫn còn rất khoẻ mạnh.
Ông Lưu chỉ cười và xua tay. Ông bắt đầu chia sẻ về 2 công việc mình đang đảm nhận nhằm gia tăng thu nhập ngoài khoản lương hưu 5.000 NDT.
Sau khi nghe xong, ông Lưu im lặng 1 lúc rồi nghiêm túc chia sẻ: “Ông Lưu này, điều tôi mong muốn ông làm lúc này là nên bỏ 2 công việc làm thêm càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ bệnh của tôi là do làm việc quá sức. Làm ngày làm đêm, cơ thể mệt mỏi thời gian dài dễ sinh bệnh tật lắm.
Giống như ông, tôi cũng hết lòng vì con cháu. Nhưng cuối cùng, ông thấy đấy. Không những không giúp được gì nhiều cho chúng mà còn khiến cơ thể kiệt sức. Sau mấy trận bạo bệnh như thế này, tôi dường như mất đi tất cả số tiền đã lao lực kiếm trước đó. Vì vậy, tôi mong bạn dừng lại”, ông Trương nằm trên giường bệnh và nói.
Sau khi nghe câu chuyện của người bạn, ông Lưu chỉ mất 1 tuần để suy nghĩ và đi đến lựa chọn cuối cùng. Ông quyết định nghỉ 2 công việc làm thêm. “Tôi dần buông bỏ mọi thứ và tận hưởng cuộc sống. Tôi cũng nói rõ ràng với con trai sẽ chỉ phụ giúp việc chăm sóc cháu. Còn các chi phí trước đây tôi hỗ trợ sẽ không còn”, ông chia sẻ.