Lô Su-35S Nga vừa bàn giao cho Trung Quốc không thoát khỏi sự "phục kích" của cư dân mạng

Khang Minh |

Đội hình gồm 5 chiếc tiêm kích Su-35S được dẫn đầu bởi một chiếc IL-76 chỉ huy đã bị cư dân mạng "chộp" được khi chúng bay qua vùng trời Thiên Tân, Trung Quốc vào hôm qua 01/12.

Nhìn vào ảnh có thể thấy những chiến đấu cơ này được một chiếc vận tải cơ Il-76 dẫn đường, khi bay qua không phận sân bay Thiên Tân ở độ cao hơn 10.000m. Tổng hợp nhiều kênh thông tin phân tích cho thấy những chiến đấu cơ Su-35 này sẽ được bàn giao cho lực lượng không quân khu vực phía Nam.

Lực lượng này ngày 25/12/2016 cũng đã nhận lô 4 chiến đấu cơ Su-35S đầu tiên. Như vậy, tính đến nay, qua 3 đợt bàn giao, KQ Trung Quốc đã có trong tay gần 15 chiếc tiêm kích Su-35S tiên tiến.

Trở thành phiên bản cuối cùng của "Flanker", Su-35 ngoài việc kế thừa khả năng siêu cơ động, tầm bay và sức mang tải chiến đấu ưu việt của Su-27 ra, nó còn sử dụng nhiều công nghệ mới.

So với các chiến đấu cơ đời trước như Su-27, Su-30 hay Su-33 thì Su-35 có sải cánh lớn hơn kèm theo động cơ hiện đại hơn, đặc biệt là nó được trang bị radar mảng pha và thiết bị điện tử hàng không cũng như buồng lái nâng cấp theo chuẩn mới nhất.

Lô Su-35S Nga vừa bàn giao cho Trung Quốc không thoát khỏi sự phục kích của cư dân mạng - Ảnh 1.

Đội hình gồm 5 chiếc tiêm kích Su-35S được dẫn đầu bởi một chiếc IL-76 chỉ huy

Vì sao Trung Quốc mua Su-35?

Nhiều người đặt câu hỏi, Trung Quốc đã có tiêm kích tàng hình J-20 hiện đại, một loạt chiến đấu cơ J-11 cũng đang được nâng cấp, tính năng không kém hơn so với Su-35S, mà tại sao vẫn phải mua Su-35?

Trước đó tạp chí Kanhoa của Canada tiết lộ, Nga và Trung Quốc cùng ký "hiệp định xác nhận" của 24 Su-35, mục đích là thông qua mua chiến đấu cơ để có được công nghệ động cơ điều khiển véc tơ lực đẩy 3 chiều.

Trên thực tế, công nghệ máy bay quân sự của Trung Quốc ngày càng phát triển, nhưng công nghệ động cơ hàng không dường như không có tin lớn gì.

Điều này một phần do tính chất vốn có của động cơ, chu kỳ nghiên cứu dài, độ khó về công nghệ lớn, mức độ tổng hợp cao, mặt khác là vì trước kia Trung Quốc thiếu quan tâm và mức độ đầu tư không nhiều trong lĩnh vực động cơ, làm cho bây giờ hình thành lỗ hổng.

Tuy nhiên nước này thường xuyên thông qua các cách thức để nâng cao trình độ, một mặt tự nghiên cứu, mặt khác lại có được công nghệ hiện đại của nước ngoài. Việc trang bị Su-35 là một ví dụ.

Một lý do khác khiến Trung Quốc mua Su-35S được một phi công Su-35 kỳ cựu của Nga chỉ ra, có thể vì J-20 vẫn còn trong giai đoạn đầu sản xuất, giá thành cao, khién không quân nước này không thể trang bị với tốc độ nhanh và số lượng lớn.

J-11B tuy không ngừng được sản xuất nâng cấp, nhưng cũng không phải là sản phẩm tự thiết kế hoàn toàn, vì vậy khi nâng cấp chỉ có thể điều chỉnh nhỏ, cho nên qua việc mua máy bay có thể nhanh chóng có được cảm hứng và ý tưởng thiết kế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại