Ngoài ra, dự luật còn nâng tuổi mua thuốc lá ở Mỹ lên 21 và bãi bỏ vĩnh viễn một số thuế của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng (ACA).
Gói chi tiêu trên đã được chuyển cho Thượng viện, nơi các nhà lập pháp sẽ phê duyệt trước khi kinh phí của chính phủ sẽ hết vào ngày 21-12, tránh diễn ra một loại đấu tranh lộn xộn về ngân sách đã từng gây gián đoạn cho các cơ quan của chính phủ trong 35 ngày cuối năm ngoái và đầu năm nay .
Phát ngôn viên Nhà Trắng Kellyanne Conway cho biết ông Trump dự kiến sẽ ký dự luật trị giá 1.400 USD trong tuần này.
Hạ viện Mỹ hôm 17-12 đã phê duyệt gói chi tiêu 1.400 tỉ USD để ngăn chặn tình trạng đóng cửa chính phủ một phần. Ảnh: AP
Phần chi tiêu lớn nhất trong dự luật được dành cho Bộ Quốc phòng, nơi sẽ nhận được tổng cộng 738 tỉ USD cho năm nay, nhiều hơn 22 tỉ USD so với năm ngoái.
Là một phần của gói chi tiêu quốc phòng đó, Thượng viện hôm 17-12 đã cho phép thành lập Lực lượng Không gian, theo đề nghị của Tổng thống Trump, binh chủng mới đầu tiên của quân đội Mỹ được thành lập trong hơn 60 năm qua.
Ngoài ra, dự luật cũng cho phép nhân viên liên bang sinh con được nghỉ 12 tuần vẫn hưởng lương.
Dự luật này phủ nhận toàn bộ 5 tỉ USD mà Tổng thống Donald Trump yêu cầu để xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico, giữ nguyên mức tài trợ 1,37 tỉ USD cho các rào chắn ở biên giới.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ có 6 tháng để xây dựng các quy định nhằm xử lý tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ, bằng cách thay đổi độ tuổi tối thiểu đối với việc mua thuốc lá, thuốc lá điện tử và các loại thuốc khác từ 18 lên 21. Cơ quan này sau đó sẽ có 3 năm để làm việc với các tiểu bang về việc thực hiện các thay đổi.
Gói chi tiêu khổng lồ trên được đưa ra khi chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đối mặt tình trạng thâm hụt ngân sách cao hơn mức trung bình trong thập kỷ tới, một phần là bởi thu nhập giảm do cuộc đại tu thuế năm 2017 của Đảng Cộng hòa.
Văn phòng Ngân sách của Quốc hội dự kiến chính phủ Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách 960 tỉ USD trong tài khóa 2019 và thâm hụt trung bình hằng năm ở mức 1.200 tỉ USD trong các tài khóa 2020 và 2029.
Gói chi tiêu mở rộng còn bao gồm khoản tài trợ liên bang bổ sung 425 triệu USD để giúp các chính quyền địa phương chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 11-2020.
Một số tiền sẽ được sử dụng để tăng cường cơ sở hạ tầng chống lại các cuộc tấn công mạng, ngăn ngừa can thiệp bầu cử.
Thêm vào đó, các nhà đàm phán đã tính toán chi 7,6 tỉ USD để tiến hành điều tra dân số trong năm tới, được thực hiện 10 năm một lần. Con số này cao hơn 1,4 tỉ USD so với đề xuất của Tổng thống Trump.
Cùng ngày 17-12, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn cuộc đại tu lớn nhất cho chương trình nhà ở của quân đội Mỹ trong hơn 2 thập kỷ, hứa hẹn chấm dứt điều kiện sống như khu ổ chuột.
Quốc hội Mỹ còn buộc các chủ nhà tư nhân và các quan chức quốc phòng phải chịu trách nhiệm về điều kiện sống của quân nhân và gia đình họ.
Quốc hội Mỹ đã phê duyệt hơn 300 triệu USD trong năm 2020 chi cho các giải pháp, bao gồm các điều khoản chống gian lận của chủ nhà và bảo vệ các gia đình không bị trả thù vì báo cáo các mối nguy hiểm.
Được đưa vào Đạo luật về ngân sách và chi tiêu hằng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc cải cách nêu trên nhằm bảo vệ khoảng 200.000 gia đình quân nhân Mỹ sống tại các căn cứ trước các mối nguy hiểm về sức khỏe - bao gồm nấm mốc, chì, amiăng và sâu bệnh.
Quốc hội Mỹ đã có hành động như vừa nêu sau khi xuất hiện các bản tin của Reuters và ngày càng nhiều đơn khiếu nại từ các gia đình quân nhân kêu ca về các điều kiện sống không đạt tiêu chuẩn.
"Tình trạng này lẽ ra đã không xảy ra nếu như quân đội để mắt đến việc quản lý các hợp đồng nhà ở" - ông Tim Kaine, thượng nghị sĩ Dân chủ bang Virginia, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Kể từ những năm 1990, 98% nhà ở của gia đình quân nhân Mỹ tại các căn cứ đã được tư nhân hóa và hiện được các chủ nhà quản lý theo các thỏa thuận hợp tác 50 năm với quân đội. Thế nhưng, quốc hội Mỹ đánh giá thấp việc giám sát các thỏa thuận này.
Các giải pháp về nhà ở là một phần của dự luật quốc phòng rộng lớn hơn đã được Thượng viện thông qua với tỉ lệ 86-8 sau khi không gặp trở ngại nào tại Hạ viện. Dự luật hiện nay đang chờ Tổng thống Donald Trump ký ban hành.