LHQ khai chiến với khủng bố ở Châu Phi: Campuchia đã triển khai quân, Việt Nam có tham dự?

DK |

Hôm 17/5, tờ KhmerTimes đưa tin Campuchia đã gửi gần 300 binh sĩ đến Mali trong một nhiệm vụ hòa bình để xây dựng sân bay và gỡ mìn và vật liệu nổ.

Từ năm 2014, một nhóm các quốc gia châu phi đã thành lập một lực lượng quân sự chung có quân số dự tính khoảng 10.000 lính có tên "G-5 Sahel" bao gồm Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania và Nigeria.

Hôm 16/5, lực lượng này nhận được đề xuất của Liên minh châu Phi (AU) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quyết định thay đổi phương thức hoạt động từ bảo đảm an ninh sang tác chiến trực tiếp chống lại các nhóm khủng bố trong khu vực.

Quyết định nói trên của LHQ được cho là nhằm thẳng vào các nhóm vũ trang-khủng bố trong khu vực và thúc đẩy việc tăng cường hợp tác về phát triển kinh tế và an ninh của các nước trong khu vực Sahel nói trên.

LHQ khai chiến với khủng bố ở Châu Phi: Campuchia đã triển khai quân, Việt Nam có tham dự? - Ảnh 1.

Hoạt động của đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Phái bộ Mali. Ảnh: vnpkc.gov.vn

Cô Keith Bintou Keita, Trợ lý Tổng thư ký LHQ tại Châu Phi, nói trước Hội đồng Bảo an ngày 16/5:

"Lực lượng G-5 Sahel đã tăng cường khả năng quân sự sau vụ tấn công khủng bố tàn khốc vào trụ sở của họ hồi tháng 6/2018.

G5 Sahel đặc biệt được quan tâm bởi việc nối lại các hoạt động chung của lực lượng vào tháng 1.

Cần lưu ý rằng lực lượng này đã thực hiện 4 hoạt động (quân sự) kể từ đầu năm. Đó là việc tối cần thiết để tiếp tục các nỗ lực".

LHQ khai chiến với khủng bố ở Châu Phi: Campuchia đã triển khai quân, Việt Nam có tham dự? - Ảnh 3.

Ngày 17/5, Cambodia tuyên bố gửi 300 lính mũ nồi xanh thuộc hai đơn vị kỹ thuật hàng không và gỡ mìn đến Mali, quốc gia thuộc G5 Sahel (Nguồn Khmer Times).

Trong buổi họp với Giám đốc của VP LHQ về Ma túy và Tội phạm (UNODC) Yury Fedotov, Bộ trưởng ngoại giao Burkina Faso Alpha Barry, Đại diện cấp cao AU tại Mali và Sahel Pierre Buyoya và Đại diện đặc biệt của EU tại Sahel Angel Losada Fernandez, bà Keita kêu gọi:

"Tôi đã kêu gọi các quốc gia thành viên G-5 Sahel khẩn trương đẩy nhanh quá trình hoạt động của lực lượng chung để cuối cùng có thể đạt được khả năng hoạt động đầy đủ.

Từ sự bất ổn gia tăng đến sự lây lan của chủ nghĩa cực đoan xuyên biên giới cho tới như tác động của biến đổi khí hậu, buôn lậu ma túy và buôn người".

Bà Keita nói thêm rằng các hoạt động quân sự hiệu quả của G-5 Sahel sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các nhóm khủng bố nhưng cần sự hỗ trợ của các lực lượng LHQ:

"Sự phát triển của các nhóm khủng bố trong xã hội dân sự sẽ không còn được dung thứ và sẽ bị loại bỏ bởi quyết tâm tập thể của các quốc gia thành viên trong khu vực.

Bây giờ là lúc hành động, tôi kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ AU, EU và Hội đồng Bảo an và tất cả các bên liên quan.".

Đại diện của EU ông Losada nhấn mạnh phải duy trì các nỗ lực.

"EU và G5 Sahel đang trông chờ vào sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an, điều không thể thiếu để tiếp tục những nỗ lực này, cả về mặt chính trị và về mặt hỗ trợ hậu cần và tài chính cho G-5 Sahel trong cuộc chiến sắp diễn ra".

Theo trang web của Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam, tại quốc gia Mali thuộc G-5 Sahel tồn tại một Phái bộ của lực lượng Mũ nồi xanh (MINUSMA), đoàn công tác của Bộ quốc phòng đã viếng thăm phái bộ này để khảo sát tình hình trong những năm trước đây.

Tuy nhiên sau chuyến viếng thăm kể trên, cho tới nay Việt Nam vẫn chưa chính thức triển khai các đơn vị Mũ nồi xanh tại quốc gia này.

Hôm 17/5, tờ KhmerTimes đưa tin Cambodia đã gửi gần 300 binh sĩ đến Mali trong một nhiệm vụ hòa bình để xây dựng sân bay và gỡ mìn và vật liệu nổ.

Hoạt động di chuyển của các binh sĩ Cambodia tới Mali gần như thời điểm với lời tuyên chiến mà LHQ đưa ra nhằm vào khủng bố trong khu vực

Lễ thượng cờ Bệnh viện Dã Chiến Việt Nam tại Nam Sudan năm 2018 (Nguồn QPVN).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại