Su-30SM Armenia "trốn kỹ"
Trong những tổng kết ban đầu về chiến sự Azerbaijan và Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, Armenia chịu tổn thất đáng kể về vũ khí trang bị (phía Azerbaijan tổn thất ít hơn), đã xuất hiện một số bình luận về sự vô dụng của tiêm kích Su-30SM, "át chủ bài" của Armenia.
Những chiếc tiêm kích này chưa một lần cất cánh trong suốt thời gian xảy ra cuộc xung đột vũ trang ở Karabakh.
Lực lượng không quân chiến đấu của Armenia không quá khủng khi họ chỉ có 4 chiếc tiêm kích Su-30SM, 14 chiếc cường kích Su-25 (tối thiểu 1 trong số đó đã bị bắn rơi ở Karabakh), 1 chiếc MiG-25PD đang được niêm cất trong kho.
Tiêm kích Su-30SM của Không quân Armenia.
Bên cạnh đó, các máy bay huấn luyện L-39 Albatros (sản xuất tại Tiệp Khắc) và Yak-52 có thể không tính tới, mặc dù về lý thuyết có thể sử dụng chúng để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, nhất là L-39.
"Viên ngọc" của Không quân Armenia là 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM thế hệ "4+" do Nga sản xuất và bàn giao cho quân đội Armenia hồi cuối tháng 12/2019.
Các phi công Nga đã lái những chiếc tiêm kích được sản xuất riêng cho Armenia tại nhà máy của Tập đoàn Irkut (Nga), bay tới sân bay Shirak ở Gyumri để bàn giao cho khách hàng.
Tổng cộng trong khuổn khổ bản hợp đồng đã ký kết, Erevan dự định mua 12 tiêm kích Su-30SM theo giá "nội bộ" của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể.
Át chủ bài run sợ?
Như chúng ta thấy, nhẽ ra tiêm kích Su-30SM Armenia phải làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không thì đằng này chúng "chẳng được tích sự gì" trong suốt thời gian xảy ra cuộc xung đột bởi chúng nằm trong các nhà chứa và không hề cất cánh. Vậy nguyên nhân tại sao?
Dù không quân Azerbaijan đang sở hữu những tiêm kích MiG-29 (15 chiếc), MiG-25 (tới 20 chiếc đang niêm cất trong kho), cũng như các máy bay cường kích Su-25 nhưng chúng cũng hoạt động không thường xuyên lắm.
Những chiếc F-16 ảo ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, mà binh lính Armenia "nhìn thấy" trên bầu trời Karabakh cũng không "lộ diện", mặc dù một vài chiếc được cho là đã ở lại lãnh thổ Azerbaijan sau cuộc tập trận chung mới đây.
Tiêm kích MiG-29 Azerbaijan và F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cùng hợp luyện trọng cuộc tập trận mới đây.
Còn mặt khác, tiêm kích Su-30SM sở hữu những tính năng vượt trội, nó có vừa có thể làm nhiệm vụ trinh sát trên không, vừa có thể đánh chặn mục tiêu trên không và công kích mục tiêu mặt đất.
Dòng Su-30 "cánh vịt" này đã chứng minh được hiệu quả trong thực chiến khi tham gia tích cực trong chiến dịch quân sự của Không quân Nga ở Syria từ năm 2015, có 1 cheiecs Su-30SM đã rơi hôm 03/5/2018 vì chim lọt vào động cơ khi cất cánh.
Tiêm kích Su-30SM được đánh giá là có khả năng tiêu diệt UAV một cách hiệu quả, dù đó không phải là chức năng chính của nó.
Ngoài ra, hôm 04/3/2019, tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ (tiền thân của Su-30SM) đã bắn rơi 1 chiếc UAV của Pakistan vi phạm không phận.
Hiện nay họ tiêm kích Su-30 được khá nhiều quốc gia tin dùng, và Armenia, còn có ít nhất 11 quốc gia khác sở hữu chúng. Trong đó Không quân Ấn Độ sở hữu nhiều nhất tới hơn 240 chiếc Su-30MKI (chữ cái "I" là India), tính tới thời điểm năm 2019.
Trong số những nước cộng hoà Liên Xô cũ, hiện là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể, Su-30 còn đứng trong hàng ngũ Không quân Kazakhstan - 12 chiếc (tổng cộng Astana đã đặt 31 chiếc), cũng như Không quân Belarus.
Điều thú vị là Minsk tiếp nhận các Su-30 của mình cùng thời điểm với Erevan (trước 1 tháng), với số lượng tương tự và cùng đặt hàng tổng cộng 12 chiếc.
Thực ra hiện giờ xuất hiện một câu hỏi: Armenia trong bối cảnh hiện nay có tiếp tục mua chúng nữa hay không bởi mặc dù giá không quá đắt, nhưng lại tỏ ra "vô tích sự" trên thực tế chiến đấu.
Một chuyên gia nhận định sở dĩ Armenia đã không cho tiêm kích Su-30SM của họ tham chiến vì các phi công chưa được huấn luyện thành thục để phát huy hết các tính năng vượt trội của loại máy bay này.
Đây là một ý kiến đáng gây tranh cãi, mặc dù cũng có những căn cứ nhất định. Được biết rằng công tác huấn luyện chuyển loại cho các phi công Su-30SM của Armenia đã diễn ra ở Nga và chỉ sau khi hoàn tất chương trình thì máy bay mới được bàn giao.
Tiêm kích Su-30SM Không quân Armenia bay biểu diễn trong một buổi lễ.
Những phi công chuyển loại ở Nga sẽ là nòng cốt để huấn luyện chuyển loại Su-30SM cho các phi công trẻ và phi công tiêm kích còn tuổi bay.
Tính đến trước khi cuộc xung đột vũ trang nổ ra ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh vào ngày 27/09/2020, không quân Armenia chắc chắn đã có trong tay một số lượng nhất định các phi công có khả năng điều khiển những tiêm kích Su-30SM này, tuy nhiên để phát huy tối đa tính năng của chúng, họ sẽ còn phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa.
Đồng thời, có thể phỏng đoán rằng Erevan tránh sử dụng Su-30SM vì sợ mất "át chủ bài" này do quân đội Azerbaijan có các phương tiện phòng không, kể cả những hệ thống tên lửa S-300PMU2 tối tân và rất đáng gờm.
Xin lưu ý rằng, tiêm kích Su-30 trong suốt quá trình tồn tại (được đưa vào khai thác từ năm 1992) chưa một lần bị các vũ khí phòng không của đối phương bắn rơi.
Có 20 vụ tại nạn liên quan tới chiếc tiêm kích này, tuy nhiên chỉ 3 lần xảy ra với các phi công Nga, trong đó đáng chú ý nhất là vụ xảy ra vào tháng 6/1999 tại triễn lãm hàng không Le Bourget, Pháp.
Vụ cuối cùng xảy ra hồi tháng 5/2018, khi chiếc Su-30SM của Không quân Nga cất cánh từ sân bay Khmeimim ở Syria đã rơi xuống Địa Trung Hải. Những vụ tại nạn còn lại là các Su-30 biến thể xuất khẩu (phần lớn của Không quân Ấn Độ và Trung Quốc) và chủ yếu do lỗi của phi công.
Thêm một trường hợp không may xảy ra với Su-30SM của Nga đã xảy ra cách đây không lâu ở tỉnh Tver - nó bị tiêm kích khác của Nga là Su-35 tình cờ bắn rơi. Nói chung, chiếc tiêm kích này có danh tiếng rất tốt và được đánh giá cao trên khắp thế giới.
Có lẽ rằng Su-30SM đã bị "buộc chặt vào mặt đất" và bị gọi là "vô dụng" đối với Erevan vì một loạt những lý do.
Những chiếc tiêm kích Su-30SM tất nhiên đã không thể thay đổi được kết cục cuộc xung đột ở Karabakh vừa mới chấm dứt theo chiều hướng bất lợi cho Armenia, nhưng dù sao thì nó vẫn có khả năng răn đe rất lớn và khiến Azerbaijan phải lo lắng.